Rất tiếc, những cảm xúc chân thật nhất đã đặt không đúng chỗ.
Tôi đâm bổ vào rừng. Dù bầu trời đang nặng trĩu mây xám, gió mùa đông thổi đã buốt cóng các ngón tay và tôi biết thừa sau hai ngày mưa, đường rừng có nguy cơ thành đường bùn đất nhão nhoẹt. Nhưng tôi vẫn nhất quyết phải vào rừng. Nhất là sau khi lội đúng năm phút ngoài tiệm quần áo cốt để nhấn chìm nỗi buồn trong niềm vui đi mua sắm. Giữa đám đông nhốn nháo, tôi chợt dưng không thấy chỗ của mình ở đâu, tôi bèn bỏ ra ngoài lái xe về nhà ngay tắp lự và quyết định dẫn hai con chó đi vào rừng.
Tôi đâm bổ vào rừng. Dù bầu trời đang nặng trĩu mây xám, gió mùa đông thổi đã buốt cóng các ngón tay và tôi biết thừa sau hai ngày mưa, đường rừng có nguy cơ thành đường bùn đất nhão nhoẹt. Nhưng tôi vẫn nhất quyết phải vào rừng. Nhất là sau khi lội đúng năm phút ngoài tiệm quần áo cốt để nhấn chìm nỗi buồn trong niềm vui đi mua sắm. Giữa đám đông nhốn nháo, tôi chợt dưng không thấy chỗ của mình ở đâu, tôi bèn bỏ ra ngoài lái xe về nhà ngay tắp lự và quyết định dẫn hai con chó đi vào rừng.
Tôi
có một ông chồng, hai thằng con, sáu anh chị em, mười hai đứa cháu, bên nhà chồng
lực lượng hùng hậu cũng không kém, chưa kể cô em bạn dâu hay tâm sự với tôi mà
điều tệ hại nhất là tôi chẳng bao giờ nói được lời tâm sự nào với nó. Tôi còn một
đống bạn ở sở, bạn thân gần sát rạt ngay đây hai mống, bạn thân rải rác khắp
nơi thêm vài mạng. Thế nhưng tôi đành đi vào rừng để nói chuyện với cây. Chưa
bao giờ tôi nhớ và thiếu Má bằng lúc này. Má sẽ gác mọi thứ qua một bên và nghe
tôi nói. Má sẽ không so sánh chuyện tôi với chuyện người khác, Má sẽ không bảo
tôi đúng hay sai. Má sẽ chỉ lắng nghe. Đơn giản vậy thôi. Sau đó Má sẽ bảo đời
còn dài, con ráng đi. Như ngày nào tôi khóc gọi về với Má vì bị bố chồng chửi tắt
bếp tội mua xe mới đón gia đình bên Bỉ sang chơi.
Fort
Worth đã vào thu. Ở cửa rừng bà bán vé bảo tôi đừng đi xuống River Bottom vì mưa
hai ngày nước bờ sông lụt rồi, ráng đi lên chỗ này, màu sắc lá cây sồi sẽ làm
tôi ngạc nhiên. Nghe lời bà, tôi đậu xe và bắt đầu bằng con đường Oak Motte.
Tôi và hai con chó hăm hở cho chuyến đi nói chuyện với lá vàng. Được vài bước
tôi gặp chiếc lá mắc kẹt trên hàng rào. Tôi thương cảm đứng nhìn và thấy mình mắc
kẹt giống y nó. Nó sẽ dính ở đó mãi chờ một cơn gió mạnh may ra mới thoát để
đáp xuống bãi cỏ nằm chung với đám lá chết còn lại. Tôi buồn cho nó và buồn cho
chính mình. Đến khi gặp cây sồi đầu tiên lá vàng ảm đạm dưới đám mây xám chì,
Má đã kịp bảo tôi “Đừng ăn miếng trả miếng”. Má đọc thấu tim đen của tôi. Tôi toan
tính nếu cạch tôi ra tôi sẽ tẩy chay lại. Nếu coi tôi không tồn tại, tôi sẽ tuyệt
giao, tôi sẽ không liên lạc, tôi sẽ cóc cần, mọi người sống chết ra sao tôi
không màng tới, tôi sẽ không thăm hỏi gì ai nữa cả. Má nói tiếp “Nếu vậy đâm ra
giận nhau suốt đời à?” Tôi đếm trên đầu
ngón tay và cả đầu ngón chân chợt thảng thốt vì dù tóc trắng đã xen lẫn tóc
đen, số năm tháng còn lại vẫn còn nhiều lắm. Không, tôi chẳng muốn giận ai suốt
đời. Má bảo thêm “Đừng làm cho người khác điều mà mình không muốn họ làm cho
mình”. Tôi dẫn chó đi tiếp trên con đường mòn đất đỏ, tự nhủ mình sẽ ráng hết sức
làm đúng như Má nói.
Đi
gần hết con đường Oak Motte, rẽ sang con đường Prairie băng ngang qua cánh đồng
cỏ cao đã ngả màu vàng, tôi bảo Má “Vậy những giọt nước mắt của con ai sẽ trả?”
Má nhỏ nhẹ “Nuốt xuống đi, để nó chảy ngược vào trong”. Tôi gạt nước mắt để
trôi xuống lòng. Đồng thời tôi cũng ngộ
ra một điều, nó đã lớn rồi. Nó không còn là thằng bé tóc đầu đinh, năng động,
chân tay luôn bận rộn. Tôi biết nó từ thuở nó sanh ra nằm nôi, cho đến khi nó chững
chạc ra trường trung học. Nó lên nhận bằng cả nhà hoan hỉ hét váng tên nó. Nắng
tháng tám cháy da cả nhà tôi kéo xuống Austin giúp nó dọn vào ký túc xá. Nó
chia mỗi người một thùng đồ vác lên phòng cho nó. Rồi từ đó, tôi xa nó dần. Cách
đây hai năm, chỉ cần đúng mười lăm phút, tất cả những gì tôi và nó có được với
nhau suốt 20 năm bị đem đổ hết ra sông ra biển. Nó từ mặt tôi mà tôi không biết.
Suốt trong thời gian đó tôi vô tình gởi text gọi nó về nhà tôi ăn Tết, rủ nó đi
ăn nhà hàng, vân vân. Nó lịch sự trả lời nó bận có chương trình riêng rồi. Tôi
vô tình không để ý cho đến tận tháng sáu vừa rồi khi tôi giáp mặt nó mà nó cố
tình làm ngơ, nhìn xuyên qua tôi như nhìn qua không khí. Cú đánh knock out cuối
cùng là ngày tốt nghiệp đại học nó không mời chúng tôi đến. Má thủ thỉ “Chuyện
đó đâu có to tát gì”. Vừa rẽ qua con đường Wild Plum, tôi vừa thấy đúng chuyện
không có gì ầm ĩ, chỉ là một cái lễ ra trường mà thôi. Nếu như tôi đã không từng
thân thiết gần gũi với nó đến vậy, nếu tôi đã không từng chứng kiến nó khôn lớn
từng ngày, thì hẳn tôi đã không thấy chuyện đó có gì quan trọng lắm. hẳn tôi đã
không té ngửa khi biết tin nó đã tốt nghiệp. Hẳn tôi đã chỉ cần im lặng và tự hiểu.
Hẳn tôi chỉ buột miệng dửng dưng “Thế à”. Hẳn tôi đã chẳng cần phải đâm bổ vào
rừng mà ở nhà nấu tiếp món Coq au Vin.
Tôi
quyết định đi theo con đường Cap Rock nơi những cây sồi tầng tầng lớp lớp trộn
lẫn với hàng cây Elm lá vàng nhỏ li ti, khi gió nhẹ thổi qua, lá rơi như mưa
vàng. Dưới các gốc cây, những bụi rậm lá dại cũng thi nhau chuyển màu. Fort
Worth không có lá phong đỏ ối nhưng các màu lá với mọi sắc thái từ vàng đến nâu
đậm làm cả một bầu trời khởi sắc dưới màu mây xám vần vũ. Trời xấu nên không mấy
người đi dạo, tôi và hai con chó tung hoành trên con đường ngập lá vàng rơi. Má
thì thầm bên tai tôi “Có vay thì có trả”. Tôi hoàn toàn đồng ý với Má. Lỗi tôi
đi vay bây giờ tôi phải trả. Giống như đan len vậy. Bớt một mũi chỗ này thì phải
nhớ thêm một mũi đâu đó cùng hàng nếu muốn cái khăn foulard thẳng thớm. Mọi người
nói rồi với thời gian nó sẽ hiểu giá trị của gia đình. Thông thường giá trị của
người thân ngoài cha mẹ mình ra thường được gặp dưới dạng vô cùng “drama”. Chẳng
hạn như nó gặp chuyện vô cùng khủng khiếp đến nỗi bố mẹ nó lo một mình không nổi
phải nhờ đến người khác. Điều đầu tiên hết, tôi nào muốn nó gặp những chuyện
như thế để cho nó thấy tôi vẫn còn rất thương nó để cưu mang nó lúc hoạn nạn? Điều
thứ hai, tên tôi xếp dưới mãi tận cùng danh sách những người nó sẽ nhờ vả cho
nên đến hết kiếp tôi, tôi sẽ không có dịp chứng minh cho nó thấy tình thương của
tôi dành cho nó vẫn như thuở nó là một thằng bé cầm cần câu buông mồi bên suối,
trong khi tôi ra sức chỉ cho nó xem con cá catfish béo ụ núp sau tảng đá. Vì thế
nên quẹo qua con dốc lên Lime Stone Trail, tôi quyết định mọi người và ngay cả
tôi nên để nó yên. Nó đã lớn và đã quyết định. Để nó sống với sự lựa chọn của
nó. Hay dở gì chăng nữa thì cũng tự nó mà ra. Tôi không muốn bất kỳ ai đứng ra
hòa giải. Thời gian cho nó thì còn dài, cho tôi chẳng còn mấy nả. Tôi và nó nói
cho ngay, đâu có đi trên cùng một con đường? Thì cứ tưởng tượng tình huống tệ hại
tiếp theo sẽ là đám cưới nó mà tôi không có mặt. Má bảo “Rồi thì sao?” Ừ, rồi
thì sao? Tôi sẽ chẳng chết, và nó vẫn cứ là nó.
Khi
bước vào con đường Dear Mouse, tôi muốn nói với ông anh trai rằng bây giờ tôi
đã hiểu, rất hiểu cái cảm giác bị bỏ lại bên lề. Nếu tình nguyện đứng sang một
bên mọi sinh hoạt chung của gia đình, thì tôi không biết. Nhưng bị đẩy sang một
bên thì nó đau như cắt. Đau ghê lắm. Nhất là tính tôi vốn hay chèo kéo người
này người kia, đùng một phát tự dưng thấy mình bị gạt ra, không còn dính líu trong
những tiết mục quan trọng của người thân. Thành thử đâm ra ngỡ ngàng, hụt hẫng.
Dù cho đó có là quyết định của ai. Đã từ lâu tôi và nhà chồng vốn tránh nhau
càng xa càng tốt, tôi chưa bao giờ được coi là một thành viên trong nhà họ, ngược
lại tôi đến với họ chỉ vì họ là máu mủ của chồng tôi. Nếu được chọn lựa, tôi hẳn
không quen biết họ. Những dịp cuối năm tôi thường hay đau đáu nghĩ về gia đình
mình bên Bỉ, thấy mình đã bị loại ra khỏi sinh hoạt của gia đình lớn cả mấy chục
năm nay . Về thăm Bỉ đôi khi mang tâm trạng đi du lịch, không phải nỗi niềm hân
hoan khi về nhà. Nỗi buồn xa xứ bây giờ không giống nỗi buồn đêm Noel đầu tiên
khi xa nhà, khi chuông điểm đúng 7 giờ tối giờ Bỉ, tôi thấy mình bị bỏ lại chơ
vơ một mình trên trái đất mênh mông. Cảm giác cô đơn mỗi cuối năm càng mạnh mẽ
hơn khi biết rằng mình chẳng bao giờ về lại với đại gia đình để cho một ngày
Giáng Sinh có đông đủ anh chị em. Và rồi tôi tự nhủ vậy tôi thuộc về đâu, chốn
nào trên trái đất này? Sao tôi ở đây mà hồn tôi cứ vương vấn ở tận nơi nào?
Tôi
đi ngang qua chiếc ghế trống dưới vòm lá vàng, tôi ngồi xuống lấy nước cho hai
con chó uống. Tôi chợt nghĩ nếu tôi ngồi trên chiếc ghế này và rồi bùm, biến mất.
Đơn giản biến mất. Vậy thôi. Thế thì còn gì bằng. Nhưng tôi phải sắp xếp làm
sao cho hai con chó cùng biến mất với tôi. Tôi không chịu nổi cảnh hai đứa nó
lang thang trong rừng đi tìm tôi. Thế là đành quay về với đời thường và hỏi Má
“Sao gánh nặng vì dây mây quấn nó đè con chết ngạt đến thế này?” Má bảo “Thế mới
gọi là gia đình. Bỏ thì vương thương thì tội”. Có lúc tôi ước được làm con một,
có lúc tôi ước được về ngồi giữa anh chị em đông đúc của mình. Dù có ước kiểu
gì, tôi vẫn là đứa thứ sáu trong bảy người con của Ba Má. Má dặn tôi “Anh chị
em gặp nhau lúc vui cả lúc buồn. Đừng để khi có chuyện chết chóc mới tìm đến
nhau, Má buồn lắm”. Tôi cũng buồn lắm. Vì thế tôi đứng lên đi tiếp, không muốn
mình biến mất để tránh cho anh chị em khỏi phải tụ tập lại thương khóc mình. Và
tận thâm tâm tôi cũng không muốn anh chị em gặp nhau đầy đủ chỉ để khóc cùng với
nhau. Tôi nhớ Noel đầu tiên cả nhà sum họp bên Bỉ. Nghèo rớt nhưng mọi người đã
cùng cười với nhau thật lòng và cùng háo hức với một chân trời mới mở ra cho từng
người. Năm tháng trôi qua. Không thương tiếc cho bất kỳ một ai. Chân trời mới mọi
người đã chọn lựa, đã đi qua, đã biết nó giống gì rồi. Sao tự dưng thấy lòng
không vui? Sao tự dưng thấy tim chùng xuống thật thấp? Vì chúng ta sau bao
nhiêu nỗ lực để được đoàn tụ, bây giờ đã bị đẩy đi đúng là bốn phương trời ư?
Và chỉ còn nghĩ đến nhau trong tâm tưởng thôi ư? Tôi đang băn khoăn, nẫu ruột suốt tuần vì tin
ông anh tôi không về Bỉ ăn Noel, thêm cú này tôi đâm ra nghi ngờ mọi thứ tình cảm
quanh mình. Tôi tính bảo ông ấy rằng dù
sao gia đình chỉ có một. Nhưng bây giờ tôi chẳng biết phải bắt đầu từ đâu khi
chính bản thân mình không còn được thuyết phục bởi câu “giọt máu đào” nữa.
Lá
vẫn vàng quanh tôi. Lá vẫn khô dưới chân tôi. Mùa thu đến với tất cả mọi màu sắc
của nó, dù trời xanh biếc hay xám xịt, dù tôi buồn hay vui. Dù tôi có là cái gì
cho ai nữa, dù cho tôi có quan trọng hay không quan trọng trong cuộc sống này,
lá vẫn rơi. Má nói nhỏ với tôi “Thôi bỏ qua cho nó đi, nó còn trẻ người non dại”.
Tôi gật đầu với Má, nó còn nhỏ dại, và tôi đã là một người lớn. Và người lớn
thì có quan trọng gì với một đứa trẻ trưởng thành hăm hở với mọi cánh cửa mở ra
trước mặt mình? Đứa trẻ đó sẽ còn đi rất xa trong khi tôi đã dừng lại. Đứa trẻ
đó còn mải mê khám phá bao nhiêu điều mới lạ chung quanh nó trong khi tôi chỉ
còn đau đáu với mỗi màu lá vàng. Đứa trẻ đó đi qua mọi cảm xúc của người khác rất
đỗi vô tình trong khi tôi đã bắt đầu nhạy cảm tự thương thân với cách mọi người
đối xử với tôi. Như Má ngày xưa bảo tôi đầy người ra nhưng Má vẫn thấy buồn. Khi
ấy tôi không hiểu nhưng bây giờ tôi muốn nói với Má, con cũng thế. Thôi thì tôi biết tôi sẽ
quên đôi mắt nó nhìn tôi như nhìn chốn không người, mà tôi sẽ luôn nhớ về nó với
những hình ảnh đẹp đẽ nhất của nó mà tôi còn giữ được.
Ra
khỏi cửa rừng, Má dặn với “Anh chị em thì phải thương nhau, phải lo cho nhau, vậy
Má mới yên tâm”. Tôi gật đầu chào Má lái xe ra về, biết rất rõ nếu tôi chết bất
đắc kỳ tử ai là người sẽ thi hành di chúc của tôi. Tôi biết rất rõ tôi sẽ làm
gì khi anh chị em cần đến tôi. Tôi biết rất rõ mớ dây tình thân chằng chịt
quanh tôi vừa làm tôi nghẹt thở, vừa nâng đỡ tôi, vừa là chỗ dựa vững chãi, vừa
là đá tảng kéo tôi tuột xuống. Lái xe trên xa lộ, tôi thấy mình đang quay về với
bổn phận và trách nhiệm, không cảm thấy mình quay về với tình yêu của tôi. Tôi
biết sau bốn tiếng lặn lội trong rừng thu của Fort Worth, về đến nhà sẽ không
ai hỏi tôi lá có vàng nhiều không, sẽ không ai hỏi tôi rừng có đông người
không. Và thậm chí không ai biết tôi đã đi đâu. Cái điện thoại là mối liên lạc
duy nhất giữa tôi và phần còn lại của thế giới, nếu tôi ném nó xuống mặt hồ
Lake Worth, coi như tôi mất tích. Chẳng cần phải ngồi trên ghế vắng trong rừng
chờ cú phép màu để biến mất làm gì.
Tôi
biết tôi sẽ có xe mới, sẽ có điện thoại mới, sẽ có tivi mới, sẽ có những thứ mà
người khác sẽ thèm rỏ dãi. Nhưng không ai hỏi tôi tại sao trời mây xám nặng chịch
mà tôi vẫn khăng khăng vào rừng, không ai bảo sẽ cùng đi tìm màu lá vàng với
tôi. Từ lâu lắm rồi tôi đi vào rừng đi ra park với chỉ hai con chó. Khi chúng chết,
tôi sẽ đi một mình. Và rồi Má sẽ bảo tôi cái gì bây giờ?
Nếu
bạn buồn, rất buồn mà không có bốn mươi ba cảnh mặt trời lặn để ngắm nhìn như Cậu
Hoàng Con, bạn hãy vào rừng. Dù cho rừng
duy nhất chỉ có một cái cây, bạn cũng vẫn có thể nói chuyện được với nó. Cây khi nào cũng biết lắng nghe. Thế nhé.
Lan
Hương
Fort
Worth (12/05/2016)
No comments:
Post a Comment