Pages

Tuesday, May 8, 2018

Les Miserables

Trước 1975, tác phẩm bất hủ của Victor Hugo được dịch là Những kẻ khốn nạn, sau năm 1975, tên bản dịch trở thành Những kẻ khốn khổ.
Khốn nạn, khốn khổ, khốn kiếp, khốn cùng..Đều gói trọn trong chữ "miserable", và gói trọn trong tác phẩm này.  Vợ chồng Thenardier chắc chắn là quân khốn kiếp, Fantine chắc chắn là kẻ khốn khổ, Jean Valjean trở thành khốn nạn khi ăn cắp cặp chân nến ở nhà ông linh mục Bishop Myriel, Eponine cảm thấy khốn cùng khi đem lòng yêu Marius nhưng phải dẫn Marius đi gặp Cosette.
Tôi đọc tác phẩm này khoảng 11, 12 tuổi, chẳng hiểu gì mấy, nhất là đoạn Cách Mạng Pháp, khúc này tôi nhảy cóc từng trang, lờ mờ đoán Gavroche bị bắn chết và vẫn không hiểu tại sao dân chúng lại xuống đường đánh nhau với lính! Khoảng tuổi này tôi thích nhất đoạn Cosette đi gánh nước trong đêm khuya gặp Jean Valjean rồi đổi đời, nghe như chuyện cổ tích vậy. Lớn hơn chút nữa, tôi bắt đầu hiểu tại sao Jean Valjean đi ăn cắp bánh mì và bị Javert theo đuổi đến tận cùng, nhưng không hiểu mối tình của Eponine đối với Marius. Xem nhạc kịch, khúc này được hát trio, mỗi người một tâm trạng, nếu Cosette giọng cao vút, líu lo trong trẻo, thì Eponine theo bè trầm, than thân trách phận, Marius làm nền cho hai giọng ca ở trong hai thái cực khác hẳn nhau.  Khoảng này sau năm 1975, đã bị tẩy não phần nào nên tôi không chấp nhận đám sinh viên phe ta thất bại, tẩy não nói rằng cách mạng luôn luôn thành công cơ mà! Và tôi vẫn còn không biết tại sao Javert gieo mình xuống sông!
Vì thế tôi đọc sách khoảng năm sáu lần, nhờ đói sách nên cứ đọc đi đọc lại. Sau đó thì xem phim khoảng 2, 3 lần và mới tuần trước là Ca Kịch Les Miserables, đoàn diễn ăn khách ở New York đến Dallas. Vở broadway này nguyên thủy từ London cả mấy chục năm nay, lần nào trình diễn cũng chật cả rạp. Dù đọc sách, xem phim, coi kịch, càng xem càng thấy Victor Hugo được mai táng ở đền Pantheon là phải lắm. Ông quá tài tình nhét hết chừng đó loại nhân vật, chừng đó câu chuyện, từ chuyện tình êm dịu đến cuộc cách mạng Pháp rầm rập vào trong một tác phẩm của mình.
Riêng phần ca nhạc, tôi kết nhất đoạn Marius khóc thương chiến hữu của mình qua bài hát Empty Chairs at Empty Tables. Ở trong phim, Marius quay trở lại căn phòng họp của đám sinh viên, giữa bàn ghế trống trơn, căn phòng lạnh ngắt. Ở ca nhạc kịch, Marius chống gậy đi lang thang giữa đám nến thắp sáng dưới chân, sau đó các hồn ma sinh viên lần lượt lượm nến lên rồi thổi tắt, biến mất, để cho Marius than thở "Oh my friends, my friends forgive me. That I live and you are gone...."
Nếu bạn chưa xem ca nhạc kịch Les Miserables, hãy xem thử một lần cho biết. Đáng đồng tiền bát gạo và sẽ hiểu tại sao cả mấy chục năm rồi mà thiên hạ vẫn chen nhau đi xem. Riêng tôi và chị tôi chỉ đủ sức chen đến tầng chuồng cu của Dallas Summer Musical, nhìn đám diễn viên xa tít tắp phía dưới. Tuồng này sang năm sẽ về Fort Worth, chắc tôi sẽ đi xem lại vì chưa hả.

"Empty chairs at empty tables

There's a grief that can't be spoken.
There's a pain goes on and on.
Empty chairs at empty tables
Now my friends are dead and gone.

Here they talked of revolution.
Here it was they lit the flame.
Here they sang about `tomorrow'
And tomorrow never came.

From the table in the corner
They could see a world reborn
And they rose with voices ringing
I can hear them now!
The very words that they had sung
Became their last communion
On the lonely barricade at dawn.

Oh my friends, my friends forgive me

(The ghosts of those who died on the barricade appear)

That I live and you are gone.
There's a grief that can't be spoken.
There's a pain goes on and on.

Phantom faces at the window.
Phantom shadows on the floor.
Empty chairs at empty tables
Where my friends will meet no more.

(The ghosts fade away)

Oh my friends, my friends, don't ask me
What your sacrifice was for
Empty chairs at empty tables
Where my friend will sing no more."
Lan Hương
Fort Worth 05/08/2018





No comments:

Post a Comment