Một buổi chiều thứ bảy vào đầu tháng 9 ; hè vừa qua nhưng thu chưa tới , một ngày đặc biệt của mùa hè kéo dài ở Bỉ năm nay . Từ cuối tháng 8 đến nay là những ngày trời nắng trong xanh không một sợi mây và có những hôm nóng lên suýt soát 30 độ hay hơn nữa khiến nhà nước phải báo động đỏ cơn nóng cannicule ầm vang trên các làn sóng radio va TV đặc biệt là ở các viện dưỡng lão , phải cho các cụ uống nước cả ngày nếu không thì sẽ bị khô nước rồi trụy tim mạch các thứ khiến tử vong đột ngột tăng lên như năm 2003 ỏ bên Pháp .
Vậy đó trong một ngày đẹp trời như thế có một sự kiện đặc biệt được tổ chức lần đầu tiên ở Bruxelles , đó là mang âm nhạc thính phong « xuống đường » đến với quần chúng . Những nhóm nghệ sĩ , nhạc sĩ xưa nay vốn chỉ quen trình diễn ở các hí viện , các phòng hòa nhạc kín cổng cao tường cho một nhóm khán thính giả được chọn lọc và ưu đãi như Palais des Beaux Arts , Théâtre De la Monnaie , nay họ phối hợp với nhau để đưa âm nhạc đến với người dân giả bình thường ngoài đường phố . Có những tụ điểm được chọn sẵn , từ nơi cao sang như trong lobby một khách sạn 5 sao gần Grand-Place , đến một viện dưỡng lão của người nghèo khu Marolles , hay một quán nước bình dân và một tầng hầm của một rạp chiếu bóng nhỏ không ai ngờ tới lại có những hành lang quanh co đến thế ngay giữa lòng thành phố Bruxelles ! Chưa kể đến Grand-Place cái đinh của mọi tiết mục giải trí nhằm thu hút du khách và những người dân của thành phố quay trở lại nơi đã bị hạ bệ , chê bai chì chiết và xa lánh từ những vụ khủng bố ở tận bên Pháp nhưng đầu não tổ chức lại ở Bỉ , cho đến cú trời giáng ngày 22 tháng 3 khủng bố đã làm nổ tung một cái phi trường và một hầm xe điện ngầm của thành phố Bruxelles . Sau cái ngày định mênh ấy mọi sự không còn như trước nữa . Hình ảnh thảm não của một thành phố trước đó chỉ biết vui chơi vơi bia chảy như suối và chocolat ngập miệng nay vắng lặng thưa thớt người qua lại kể cả cái quảng trường đẹp nhất thế giới cũng không còn hấp dẫn một ai nữa khi mà vấn an ninh va mạng sống của mình bị đe dọa ; ai mà còn lòng dạ nào đế dấn thân vào cái nơi cả thế giới đã mệnh danh là hang ổ của khủng bố ?! Những hàng quán vắng teo , chủ nhân ra đứng tận của đế mong đón chào một người khách bộ hành can đảm bước vào ; thêm vào bức tranh thê thảm đó là ở mỗi góc phố lại có một cái xe nhà binh đứng án ngữ và những toán lính đồng phục rằn ri súng ống gườm gườm như sẵn sàng nhả đạn vào quân thù ; mà quân thù ớ đâu mới được chứ ? nó lẫn lộn trong dân chúng đó thôi ; bỗng chốc ai cũng có thể trở thành khả nghi. Mọi người không nói ra nhưng ai cũng nơm nớp lo sợ , tim thắt lại mỗi sáng đi làm phải bước lên xe điện ngầm ,liệu có chuyện gì xảy ra không đây ?! thôi cũng liều , con người có số cả , tới số chết thì ngồi trong nhà cũng chết !
Bản
thân tôi không thấy lo sợ mỗi khi lấy xe điện hay xe tram vào trung tâm để đi
làm , không sợ nhưng thấy buồn thật là
buồn ! Hơn 25 năm gắn bó với xứ sở tạm dung này , với thành phố này , bỗng nhiên có những tình cảm tự nảy
sinh . Tính ra thời gian tôi ở đây hơn cả thời gian tôi ở Dalat , hơn cả thời gian ở Saigon . Ngày xưa tôi gắn
bó biết bao với Dalat thành phố của tuổi thơ vô tư hoa bướm , đến nay những ký ức đôi khi vẫn còn trở về ám ảnh , nhưng Dalat đã là quá khứ rồi . Giờ đây bỗng
thấy mình gắn bó với Bruxelles , thành phố đầu tiên khi xa xứ mình bỡ ngỡ đặt
chân đến . Thành phố này đã trở thành một phần lớn và đáng kể trong cuộc đời
mình . Gia đình ở đây mặc dù ngày nay cũng đã tản mạn đi những nơi khác nũa rồi
, công việc ở đây , sự nghiệp cũng ở đây
, bảo sao không nhớ không thương , không có những tình cảm tất nhiên phải đến ,
không hòa nhịp trái tim mình với nhịp sống nơi đây , vui nỗi vui của
Bruxelles , buồn nỗi buồn của Bruxelles , những bước thăng trầm của một
thành phố bỗng chốc trở nên thân thương và gần gũi vô cùng .
Nhớ
lại lần đầu Quí dẫn mọi người đến Grand-Place và tuyên bố đây là quảng trường đẹp nhất thế
giới , chúng tôi đã ái ngại và hồ nghi
nhìn nhũng bức tường rêu phong đen đúa, các bức tượng điêu khắc không còn rõ nét và các giàn giáo đang bắc ngang dọc để cạo sửa , dưới một bầu
trời xám nặng như chì , tự hỏi đẹp đâu mà đẹp ?! Vậy đó mà với thời gian từ
từ mới khám phá ra lịch sử của quảng trường
này , của từng căn nhà bao quanh , từng góc phố nhỏ bên cạnh , và mới thấy được
vẻ đẹp đích thực của những công trình người xưa đã xây dựng nên ở đây cũng những lich sử thăng trầm của nó .
Và
rồi hơn 20 năm sau quảng trường này mới được tu bổ hoàn toàn . Hôm nay một buổi
chiều thứ bảy ngập nắng vói gió đầu mùa thu hiu hiu thổi và rộn rã trong tiếng
vọng của âm nhạc cổ điển đang được hòa tấu ở đây , tôi mới thực sự ngắm nhìn từng
căn nhà một của cả quảng trường này , những bức tường đã được lau chùi trắng
phau , những đường nét hoa văn mạ vàng sang loáng dưới ánh mặt trời ; tượng
thánh Saint Michel trên nóc của hotel de ville với đôi cánh dang rộng như muốn
che chở cho hết các cư dân ở bên dưới . Tôi cũng đã từng đi qua nhiều thành phố
, ngắm nhìn nhiều quảng trường trên thế giới rồi , hôm nay phải công nhận là
Grand-Place của Bruxelles quả thật là đẹp
nhất và không hổ danh là một di sản văn hóa của thế giới .
Vậy
mà đã có lúc cách đây không lâu nó trống trơn đìu hiu trong mưa lạnh vì , mọi
người xa lánh vì sợ bị khủng bố tấn công . Nhìn những hình ảnh đó tôi
không khỏi thấy đau lòng , thành phố thân yêu của mình mà bị cả thế giới hắt hủi
, vì ai , vì sao ra nông nỗi ?! Sáu
tháng sau ngày u ám nhất của Bỉ và Bruxelles ,
ngày định mệnh 22 tháng 3 năm 2016
,mọi người dân của thành phố và chính quyền địa phương và trung
ương cố
gắng mọi cách để đem lại sự sống cho Bruxelles ,lấy lại danh dự cho thành phố mà mới cách đó
chỉ 1 năm còn rộn rã tiếng người qua lại , du khách nườm nượp ở quảng trường
này và những con phố hẹp ở chung quang mang đầy màu sắc , vô tư và thoải mái
không biết rằng tai họa đang chuẩn bị giáng xuống !
Nhưng
hôm nay , tôi có cảm tưởng như thành phố
đã và đang được hồi sinh . Mỗi góc phố đều
có một tiết mục . Ở gần Bourse la một dàn nhạc chơi điệu nhac của Mỹ American
Feel Good Music voi West Side Story ,
trong Galerie de La Reine là một duo hát
nhạc tango với violon , piano và
violoncelle , trong một quán nước là nghệ
sĩ hát nhạc Jazz với tiếng đàn đệm piano , chưa bao giờ được nghe hát gần đến vậy
. Còn nhiều nơi nữa mà tôi không còn đủ
sức để đi cho hết ; mà không phải
do bất cứ ai đâu nhé , toàn là các nghệ sĩ
của Bozar , Monnaie , théâtre royal
Ixelles và các đoàn khác của thành phố . Các nghệ sĩ này hình như cũng đặc
biệt yêu thành phố này và cũng mong muốn nó được hồi sinh sau tại họa vừa giáng
xuống nên ra sức trổ tài ở những nơi hoàn toàn không bình thường . Mọi người tụ
lại thưởng thức một dòng nhạc , một màn trình diễn rồi lại thong thả đi qua một
tụ điểm khác nghe một dòng nhạc khác . Tất cả đều miễn phí , chỉ cần một đôi
chân khỏe , và một tấm lòng sẵn sàng hòa nhịp với Bruxelles trong một ngày đặc biệt như thế này .Chìm trong làn sóng người nhấp nhô đi qua
những con phố quen thuộc , nam thanh nữ tú , có nhiều người từ các vùng xa xôi
ghé đến Bruxelles để nghe nhac , và họ ăn mực thật đẹp như đi dự một buổi hòa
nhạc thính phòng , bên tai vang vang một
điệu nhạc « cung đình » nào đó tôi cảm thấy mình cũng hòa nhập như một
phần của thành phố , gắn bó với nó và
thương yêu nó như xưa kia đã tùng yêu mến Dalat
của mình vậy . Dalat là tuổi thơ , còn Bruxelles là cuộc đời đích thực
tôi đã gây dựng ở đây và mai sau chắc cũng sẽ gửi lại nắm xương tàn nơi đây thôi ! Nỗi vui nhẹ nhàng như
đang thắp nến lên những ngọn cây quanh đây , lên những tháp chuông , lên từng
nóc những ngôi nhà cổ mãi mãi sẽ còn đứng vững qua năm tháng , qua những xoay vần
của thời cuộc , vì trong lịch sử nó đã từng như thế rồi .
Galerie de La Reine |
Trong
một ngày nắng đẹp Bruxelles như đã được
hồi sinh .
TỐ MAI – BRUXELLES 14/9/2016
No comments:
Post a Comment