Pages

Thursday, July 30, 2015

Hẻm nhỏ quên tên

Như mọi con hẻm khác của Saigon, con hẻm này lúc nào cũng ồn ào, đông đúc, người ra kẻ vào, nhộn nhịp suốt ngày. Quán cà phê đầu ngõ chưa bao giờ tôi thấy ế khách, ngoại trừ những hôm trời mưa như trút, chủ quán rút vào một góc, bàn ghế chỏng chơ tha hồ hứng  mưa, khách chẳng có can đảm ngồi lãnh những giọt nước rơi như trút từ trên trời xuống. Mà cà phê dạo ấy thật ra chỉ có khoảng 10% là hạt cà phê thật, phần còn lại là bắp rang, gạo rang cho nên khi pha, nó không bốc lên mùi thơm lừng mà lại khê nồng mùi gạo cháy. Dân trong xóm lao động vốn không khó tính, không nề hà mùi vị cà phê chỉ gọi là thoảng qua cho có, họ vẫn khề khà xong tách cà phê rồi chuyển sang bình trà. Một lần nữa, mức độ lá trà thật có thể đếm trên đầu ngón tay, phần còn lại là cái gì thì tôi không biết. Nhưng dù sao khi đun sôi nó cũng cho ra một thứ nước màu nâu đậm, hơi nóng bốc lên nghi ngút và người uống vẫn điềm nhiên “trà đạo” như đang được uống thứ trà thượng hạng.

Con ngõ đi vào được dăm thước thì tẽ ra làm hai. Bên phải đi vào một con hẻm cụt, tôi chẳng mấy khi đi vào đây làm gì. Còn nếu thẳng tiến sẽ đi ngang qua nhà chúng tôi. Cuối ngõ nhà tôi lại có con hẻm nhỏ hơn dẫn ra chợ Chí Hòa bé tí. Khám Chí Hòa cách đó không xa mấy. Năm học lớp kế hoạch kinh tế, chúng tôi phải đi học quân sự ở một sân vận động gần khám. Vừa tập đi đều bước, chúng tôi vừa liếc nhìn những người tù đi ra đi vào, giặt quần giặt áo, nói chuyện râm ran, lính canh đứng im phăng phắc trên chòi gác, tôi tự hỏi không biết ai đang buồn chán hơn ai. Chúng tôi nhìn  họ một phần e sợ, một phần nể nang, nhưng tò mò thì đúng hơn. Họ là những cư dân của một thế giới khác hẳn với thế giới chúng tôi đang sống. Riêng ở cái xóm nhỏ chúng tôi thỉnh thoảng ra đầu ngõ sẽ gặp xe công an bít bùng chở tù đi ra đi vào. Có lúc xe hú còi ầm ĩ, hung hãn lao vào con đường Hòa Hưng, dân tình bảo nhau “tù quan trọng đó nên mấy ổng mới làm dữ dzậy!”. Cho nên có thể hiểu rằng tù tầm thường cứ thế lặng lẽ đi vào khám, rồi lặng lẽ đi ra khỏi khám, không tiếng còi hụ tiễn đưa gì ráo cả.

Ngay sát cạnh nhà chúng tôi là một gia đình gốc Miên. Hôm nào họ ăn món mắm lóc thì chúng tôi chỉ có nước đóng chặt cửa, bật quạt chạy tối đa để xua đuổi cái mùi mắm hôi điếc cả mũi. Gặp khi cúp điện quạt  giấy phần phật gẫy cả tay thì thôi đành bỏ nhà ra đi cho đến khi mùi mắm chỉ còn thoang thoảng mới dám về lại. Xóm nhà tôi có mấy gia đình người Miên như thế cho nên ngày đầu tiên dọn vào, tôi cứ nơm nớp dè chừng mấy ông mặc xà rông, ở trần khoe làn da đen thui, chân xỏ trong đôi dép Nhật, loẹt quẹt đi long nhong từ đầu ngõ đến cuối ngõ. Mặc dù nhìn dữ dằn như vậy nhưng thật ra họ là những người hàng xóm khá dễ chịu. Thỉnh thoảng tôi đi học về gặp ông chồng hay thằng con đầu ngõ, họ thường hân hoan gọi với  “Có bà cụ ở Dalat xuống rồi đó!” Họ theo đạo Hồi nhưng khi đó kiến thức của tôi về đạo Hồi là mù tịt cho nên tôi không biết họ có vào tuần Ramadan nhịn ăn từ sáng đến tối, có trải chiếu quay mặt úp ba ba về phương Đông cầu nguyện ngày ba buổi hay không. Chỉ mỗi mùi mắm lóc quốc hồn quốc túy của họ là còn lại trong trí nhớ của tôi mà thôi.

Đối diện nhà tôi là một gia đình có vẻ khá khẩm hơn. Ông con tuổi còn trẻ, nhỉnh hơn tôi vài tuổi nhưng ở trong tình trạng thất nghiệp trường kỳ, suốt ngày ngồi trên căn gác trống trải không cửa không vách ôm cây đàn guitar tình tang. Khi nào ông con có việc, cây đàn và lỗ tai tôi được nghỉ ngơi dăm bữa, rồi lại tình tang tiếp. Còn bà mẹ tối tối lên gác tháp nhang khấn vái đều đặn, và thỉnh thoảng nấu xôi đậu xanh nước dừa thơm nức mũi hàng xóm. Khi nào cúng giỗ xong, bà cũng mang một đĩa xôi nóng hổi “cho cô bác sĩ” nhưng các em cô bác sĩ hoan nghênh nhiều hơn. Sau khi bén mùi xôi nước dừa của bà, chúng tôi cũng tập tễnh nấu xôi vò cho nước cốt dừa vào, xôi vón cục thành xôi xéo làm Má tôi thất kinh. Gia đình này sống khá khép kín, chẳng qua lại với bao nhiêu người nhưng không ai lấy thế làm điều.  

Tôi còn nhớ gia đình bà Ba ở xéo bên tay trái. Bà này là cái loa của xóm. Trong xóm có bất cứ chuyện gì thì bà luôn là người biết đầu tiên và không tiếc công chia xẻ cho những thần dân còn lại. Con trai bà làm việc trong sở thú. Thỉnh thoảng nhà bà có bữa tiệc nhậu, anh con nâng ly rượu đế hò “dô dô” nhịp nhàng, bạn bè của anh hưởng ứng hết mình nên kết thúc tiệc nhậu thường hay kèm theo màn ẩu đả hoặc chửi nhau ầm xóm lúc nửa đêm. Lúc chén chú chén anh được nâng lên thì khi ấy chúng tôi tự hiểu rằng có con cọp hay con sư tử nào đó hôm ấy bị nhịn đói, hy sinh bữa ăn của mình cho cái bàn nhậu này. Bà Ba bán lặt vặt trong xóm, khi thì bà đổ bánh khọt vàng lườm điểm mấy cọng hành màu xanh,  khi thì bà nấu bánh canh. Gặp tôi ngoài cửa, bà hay mời chào đon đả. Bánh canh của bà lỏng toẹt, lèo tèo một hai con tôm, dăm miếng thịt heo,  không đáng xách dép cho bà bánh canh ở chợ Chiều Dalat nhưng nể tình hàng xóm, tôi cũng hay mua cho bà. Bà còn tự phong cho mình nhiệm vụ canh cửa cho nhà tôi. Mỗi khi có khách  tới gọi cửa mà chúng tôi không có nhà, khi về chúng tôi đều được bà đến tận nơi thông báo đầy đủ tin tức, đàn ông, đàn bà, tuổi tác, đi xe đạp hay xe honda, đến lúc mấy giờ, gọi cửa mấy tiếng, vân vân.  
Kế nhà bà Ba là là nhà chị Huệ. Trong cái xóm nhỏ này gia đình đi ngoại quốc đầu tiên là chị với đứa con ba bốn tuổi của chị. Chị đi Pháp theo diện bảo lãnh, tôi không nhớ ai đứng bảo lãnh chị, chỉ nhớ lúc đó tôi ganh tị với chị gần chết. Dạo ấy đi vượt biên thì cứ thầm lặng mà bốc hơi biến mất, nhưng được đi chính thức thì chộn rộn lắm, làng trên xóm dưới đều biết, người được đi mặt mày phởn phơ, hí hửng ra vẻ ta đây quan trọng. Ngày chị ra phi trường, cả xóm đổ ra đi tiễn chị. Chị không đi xe xích lô mà mướn hẳn một cái xe hơi chờ chị đầu ngõ. Xe rồ máy chạy đi để lại làn bụi bốc lên và cái xóm nhỏ với đầy đủ hỉ nộ ái ố, thèm muốn trộn lẫn tị hèm. Không biết người đi như thế nào chứ người ở thì phải mất một khoảng thời gian mới qua được nỗi niềm ganh ăn tức ở với chị.

Tôi không nhớ mặt mũi người hàng xóm bên tay trái của chúng tôi. Thường thì tôi đi học về là rút chặt trong nhà, chỉ ló đầu ra khi có khách, và nếu có phải xếp hàng mua dầu lửa thì đã có bà Ba đi mua hộ rồi. Họp tổ dân phố chúng tôi đẩy bà chị đi vì là chủ nhà, vệ sinh trong xóm chúng tôi góp tiền thay vì góp công thế nên dân cư trong xóm tôi không quen biết nhiều. Hình như nhà này có con bé tên Hà thì phải, mặt mũi chẳng bao giờ sạch sẽ, tóc dài buộc túm cháy nắng vàng hoe và nó chuyên bám cửa lưới nhà tôi, đôi mắt đen thui láo liên tứ phía, riêng bố mẹ nó thì cãi nhau như cơm bữa. Thỉnh thoảng hai vợ chồng đánh nhau tha hồ cho con nít trong xóm túm năm tụm ba vòng trong vòng ngoài đứng xem, còn người lớn thì chép miệng “Khổ quá mà!”
Nhưng nhân vật tôi nhớ nhất trong xóm này là những đứa trẻ, trong đó có thằng Trung. Buổi tối nó trải chiếu ngủ ngay trước cửa nhà chúng tôi. Saigon có những hôm chợt đổ lạnh thì y như rằng đêm đó cơn suyễn của nó nổi lên và coi như tôi mất ngủ vì tiếng thở khò khè, rít lên từng hồi như bị ai bóp cổ của nó. Thao thức với điệu nhạc “kéo đờn cò” của nó đến gần sáng thì cả nó cả tôi đều mệt lả ngủ thiếp đi. Đến nỗi sau này khi sinh con, chồng tôi bảo đặt tên cho con là Trung, tôi phải gạt phắt đi. Tôi không ghét nó, nhưng tiếng thở nghèn nghẹt thiếu không khí  của nó ám ảnh tôi mãi. Những đứa trẻ khác tôi không nhớ tên nhưng tôi nhớ những khuôn mặt đen nhẻm, lấm lem của chúng và giọng nói đều đều “Cô bán thuốc đau bụng, cô. Cô bán thuốc đau bụng, cô”.  Hôm vợ chồng anh tôi ở Bỉ về, chúng bám đầy trên khung cửa lưới như những con thằn lằn, mắt hau háu nhìn vào nhà chúng tôi qua bức màn mỏng, chỉ trỏ, bình luận ỏm tỏi lên đến nỗi chị tôi phải ra “dẹp loạn” bảo có gì mà phải xem. Tôi nhớ trận World Cup năm 1984 thì phải, cả xóm lèo tèo vài chiếc tivi, nhà tôi có một cái 17 inches, bé tí kê ở phòng khách, xoay mặt về vách tường. Thế là đám con nít năn nỉ chị tôi xoay mặt cái tivi hướng ra cửa cho chúng xem ké. Cộng thêm dăm ông thanh niên bám lưới đứng xem trận bóng qua khung cửa sổ hoa văn rối mắt, chẳng biết có nhìn thấy được gì không nhưng cũng hò hét ầm ĩ, cũng cổ vũ bình luận ầm ầm cả một góc xóm.

Trong xóm còn có một nhân vật khá bí hiểm khác là một bà cô già nhà ở ngay ngã ba của xóm. Một hôm chị tôi đi  đi khám bệnh cho bà, về bảo, ở Saigon mà phòng bà ấy trải thảm trắng toát! Thảm trải đối với tôi dạo ấy là thứ gì xa xỉ lắm, thường thì chúng tôi đi chân đất trên nền gạch hoa cho mát mẻ. Ngay cả ở Dalat trời lạnh cũng có mấy nhà có thảm trải suốt cả phòng? Tôi ít khi gặp bà, nhưng chỉ nhớ bà có dáng dấp của một mệnh phụ sa cơ lạc vào trong cái xóm đủ mọi thành phần, đủ mọi tôn giáo này. Bà có một người làm chuyên môn đi chợ cơm nước cho bà vì thế bà càng ở tịt trong nhà, ít khi xuất hiện ngoài cửa ngõ. Và vì thế bà càng trở nên bí ẩn hơn với tôi.

Bà chị bác sĩ của tôi đương nhiên thành bác sĩ của cả xóm. Sau khi chẩn bệnh lần đầu tiên, biết mình mắc bệnh gì rồi thì sau đó bệnh nhân tự động đến gõ cửa nhà chúng tôi mua thuốc. Dạo ấy tôi rất rành thuốc Prednisol, trụ sinh các loại, thuốc đau bụng, nhức đầu, ói mửa. Thi thoảng bác sĩ chính hiệu không có nhà, tôi tự đứng ra khám bệnh qua khung cửa lưới, hỏi bệnh nhân y như chị tôi rồi quyết định ra toa bán thuốc chữa chạy rất thành thạo! May mà không có ai lăn ra chết vì sự nghiệp “bác sĩ” của tôi. Cũng có thể hồi đó thuốc tây giả đầy dẫy trên thị trường, không chừng tôi bán những viên bột mì trộn chứ không phải thuốc chữa bệnh đàng hoàng tử tế, dân tình có uống quá liều hoặc uống lầm thuốc cũng chẳng đến nỗi mất mạng.
Tôi không gắn bó với cái xóm này bằng ngôi nhà số 7 và con đường Yagut đầy ổ gà. Quãng thời gian tôi sống ở đây tôi không còn là một đứa con nít nữa. Các trò rong chơi đầu đường cuối ngõ không còn là của tôi mà thay vào đó ngày hai buổi tôi đạp xe đến trường rồi về nhà. Về tới nơi thì cất xe vào cái hành lang có hàng rào lưới trước cửa nhà rồi nhảy bổ vào phòng tắm. Cả cái nhà tôi thích nhất khu bếp với mái trần cao khoảng 10 thước và cái buồng tắm vòi sen lát gạch men sạch sẽ. Căn gác lửng là chỗ ngủ buổi tối của đám chị em. Có một cái giường nệm đàng hoàng nhưng chúng tôi  buông mùng nằm chiếu, nhường cái giường cho bộ xương của chị tôi. Nằm giường nệm ở Saigon êm lưng nhưng nóng hầm hầm. Nằm chiếu rêm người cho nên khi về Dalat, trở lại cái giường nệm, chăn mùng ấm êm, thời tiết mát lạnh, tôi cảm thấy như mình được lên thiên đường và tự hỏi tại sao mình phải về Saigon làm cái quái gì.

Dạo ấy chúng tôi phải đi học đi làm một tuần sáu ngày, chỉ được nghỉ ngày chủ nhật. Buổi sáng để dành dọn dẹp nhà cửa, buổi trưa kéo màn, đóng cửa sổ làm một giấc. Đang nằm như cá mòi trên sàn gạch bông mà có khách đến thì chẳng ai muốn nhấc mình đứng lên. Kẻ có khách đến thăm thì lắc đầu  khua tay lia lịa, ra dấu tớ đây không có nhà rồi im ắng bò lùi dần vào trong bếp, thoát lên gác. Chị em còn lại đành đứng lên mở hé cửa, thò đầu ra thông báo “Hương không có nhà, em có nhắn gì không?” Khi khách ra về, người được khách đến thăm bò xuống nhà lại và chen vào cái đám cá mòi làm tiếp giấc ngủ trưa. Giấc ngủ thỉnh thoảng bị ngắt quãng bởi tiếng người gọi cửa mua thuốc đau đầu, đau bụng. Hôm nào lười, chúng tôi gọi với ra “Hết thuốc rồi dì ơi, tối quay lại nghe!” Thông báo ẩu tả như thế mà lương tâm chúng tôi chẳng cắn rứt gì mấy. Bây giờ nghĩ lại tôi thấy mình ác và vô tình, người ta có bị bệnh mới gọi đến mình chứ. Dù sao chăng nữa đang nằm lơ mơ dưới cái quạt trần xoay tít mà nghe tiếng xích lô thắng gấp trước cửa nhà, rồi giọng của Má hay Ba gọi vào thì không ai bảo ai, chúng tôi nhảy bổ ra liền.
Dalat xuống mang cho chúng tôi những củ cà rốt đỏ au tươi tắn, su su vườn nhà xanh bóng, khoai tây xếp lớp trong giỏ. Thi thoảng được một bọc chôm chôm, mấy trái na mua dọc đường làm quà. Ngày hôm sau món súp khoai tây được dọn ra, rồi đậu ve trộn với khoai tây, trứng dọn ra, rau xà lách trộn thịt bò cà chua được dọn ra. Bạn bè đến chơi bảo dân Dalat có khác, được ăn khoai tây ngon nhất Việt Nam, ăn rau xà lách ngon nhất Việt Nam. Tôi không hề tự hào vì vườn rau Dalat cho lắm mà yêu mến Dalat vì chính tuổi thơ của tôi nhiều hơn.

Đến năm 1988, gia đình tôi lục đục nhổ rễ ra khỏi Việt Nam. Hai bà chị tôi đi trước, tôi ở lại đi sau được Má giao trọng trách bán căn nhà trong hẻm. Tôi không hiểu tại sao Má lại tin tưởng giao cho tôi làm công việc quan trọng này. Đồ đạc trong nhà một phần đem bán, một phần đem cho. Riêng cái tủ sách dày công gây dựng thì được tặng cho bạn tôi, những cuốn sách một thời nâng niu đành giao về tay bạn, chọn mặt gởi vàng hay như một gởi gấm an toàn cho người ra đi đỡ cảm thấy vướng mắc. Ngày cuối cùng trong căn nhà đã được dọn trống hoác này, tôi ở trên gác cân đo những chỉ vàng, ký giấy bán nhà, thành thạo và ra vẻ lắm. Được Má khen cho một câu nức mũi “Con này buôn bán cũng khôn lanh ra phết” vì tôi dứt khoát không nhận năm chỉ vàng xấu và từ chối giao giấy tờ nhà cho đến khi nào năm chỉ vàng dưới dạng năm cái nhẫn được giao nốt cho tôi, mặc cho người mua năn nỉ ỉ ôi gãy lưỡi. Cầm đống nhẫn  vàng tôi đưa cho Má và chia tay với ngôi nhà trong xóm nhỏ, buông mình đi phiêu lưu giang hồ đến tận bây giờ. Riêng sự nghiệp buôn bán nhà cửa của tôi đến đó cũng chấm dứt luôn.

Như chị tôi đã nói, chúng tôi chẳng có một cái hình nào của ngôi nhà này cả. Chẳng phải vì chúng tôi không yêu thích nó, chẳng phải vì nó không bằng ngôi nhà số 7, nó là công lao mồ hôi nước mắt của Ba Má tôi đổ vào, chúng tôi biết điều đó chứ. Nó cũng đã từng chứa những tiếng cười không dứt của chúng tôi, những đêm cúp điện đàn hát dưới ánh đèn dầu, những buổi hội họp bè bạn ngồi xếp bằng dưới đất ăn uống rôm rả, những trận đá banh World Cup bạn bè ngồi chật chia hai phe hò la đánh cá. Tôi nhớ dạo ấy tôi ủng hộ đội Pháp nhưng vì tình bạn bè tôi phải đi theo đội Liên Xô với bạn và rồi thua đứt đuôi, mất toi một chầu bún chả giò. Rồi những ngày đoàn tụ, rồi những ngày chia tay, những ngày tự do không Ba không Má kiểm soát nhưng bà chị quyền huynh thế phụ, vẫn không dám đi ngang về tắt. Biết bao nhiêu ngày tháng vui có buồn có với ngôi nhà hai tầng trong ngõ hẻm chật chội này?

Có lẽ đứng trong cái xóm lao động đầy người, dây điện vắt ngang vắt dọc, mái nhà tôn lô xô nhấp nhô, giơ máy hình lên chụp trông chẳng giống ai nên chúng tôi đã không làm. Và cũng có thể nếu muốn chụp được toàn bộ ngôi nhà, chúng tôi phải xin leo lên căn gác nhỏ của nhà đối diện mới thấy được hết nên cũng chẳng cố sức làm gì. Vì thế hình ảnh ngôi nhà với con hẻm nhỏ đã chẳng đi theo chúng tôi qua xứ sở mới. Có chăng là những hình
ảnh chập chờn trong ký ức.

Xóm nhỏ lúc này ra sao, chẳng ai cho tôi biết, người trong xóm ra sao, tôi mù tịt. Tôi cũng tự biết chẳng ai nhớ đến mình cũng như mình cũng chẳng còn nhớ bao nhiêu người trong cái xóm đó nữa. Tệ hại hơn, hẻm số mấy, nhà số mấy tôi cũng quên tuốt luốt. Tôi có lên Google Map tìm lại con hẻm này nhưng tuyệt vọng, chẳng nhận ra nó nằm ở cái chỗ nào nữa. Thoáng chút bùi ngùi vì gặp lại những tên đường xưa: Ba Tháng Hai, Cách Mạng Tháng Tám, Tô Hiến Thành, Hòa Hưng…nhưng không nhận ra lối vào hẻm, không nhìn thấy quán mì góc đường Hòa Hưng, chẳng thấy tiệm phở bên kia đường. Không tìm lại được gì cả.

Nếu có về lại Việt Nam, tôi sẽ tìm cách đi qua ngôi nhà hai tầng bề ngang 4 thước bề dài 8 thước có giàn hoa giấy trên ban công, có hàng rào lưới trước hiên nhà chật hẹp, lu nước nuôi cá để bên một góc chỉ để xem với năm tháng, nó như thế nào. Riêng tôi thì đã thay đổi nhiều lắm rồi, thì chẳng cớ gì mà xóm nhỏ ngày xưa không thay đổi, ngôi nhà đã đổi chủ không thay đổi.
Đã bao năm trôi qua rồi còn gì.
Ngã Sáu Saigon

Lan Hương (Fort Worth, 07/29/2015)
P.S. Hình chỉ có tính chất minh họa. Không tìm được hình ảnh con hẻm ngày xưa....

Monday, July 20, 2015

Viết comment


Để viết comment vào bất cứ bài nào thì làm như vầy:
1. Click vào chữ "COMMENT" phía cuối bài  viết
2. Lựa "ANONYMOUS" trong phần "Comment as".
3. Sau khi viết xong phần comment, thì click vào Publish.
4. Hương sẽ đọc thấy phần comment này rồi sẽ post lên. Mọi người sẽ không thấy phần comment của mình cho tới khi nào Hương (Admin) hoặc chị Mai (Admin) làm phần tiếp theo là POST nó lên.

Mọi người cứ thử đi nhé rồi cho Hương biết có làm được không.
Có thắc mắc thì gởi email cho Hương ở địa chỉ này:
ann_lanhuong@yahoo.com


Chúc mọi người một ngày thật vui.
Lan Hương

Friday, July 17, 2015

Phòng Chung Phòng Riêng (Tố Mai)




Nhân đọc bài của Hương viết về chuyện ra riêng năm 13 tuổi  với căn phòng bác Thìn ở nhà số 7  Dalat tôi chợt tự hỏi  thế căn phòng riêng đầu đời của tôi là  ở đâu và bao giờ ? Tôi cũng chợt bàng hoàng nhận ra rằng  mãi đến năm 40 tuổi  tôi mới  thực sự có một cái phòng riêng cho mình , mà không phải ở Dalat hay  Saigon ,  trên quê hương của mình  mà  là ở nơi  miền đất  mới đầu là tạm dung , sau này dần  dần đã trở thành quê hương thứ hai của mình  . Nói thế để đừng có ai phải ganh tị là sao mình không có được  một căn phòng riêng cho mình thế này !!!
Mà thật ra bây giờ ngồi ngẫm nghĩ lại  tôi  cũng chẳng lấy gì làm phật lòng về chuyện đó  , chẳng hề tiếc nuối hay hờn trách gì tại sao mình không có ; chỉ đơn giản  là mình không có thế thôi  , cũng chẳng bao giờ tự đặt cho mình  câu hỏi  . Mà chỉ ngạc nhiên  , ừ nhỉ nửa cuộc đời mình vẫn luôn ở chung với ai đó , khi thì người dưng , khi thì cùng người  trong gia đình  , rồi cũng có sao đâu nhỉ ? chuyện ấy không ảnh hưởng đến những dự kiến về tương lai  của tôi ; tôi vẫn bình an thực hiện được những ước mơ của mình và rồi ngày nay , khi đã bước qua bên kia con dốc của cuộc đời  tôi  tôi rất hài lòng với những gì mình đă có được cho đến hôm nay . Có lẽ vì vậy mà tôi không phải là người tôn thờ chủ nghĩa cá nhân tuyệt đối  ,  ngược lại tôi chủ trương  chan hòa với mọi người chung quanh với cái nhìn thoáng rộng  mà ngày này thường gọi là Open  mind .

Lúc còn nhỏ sinh ra trong một đại gia đình ( một tiểu gia đình trong một khối  nhiều gia đình túm tụm lại với nhau thì đúng hơn )  lúc nào chung quanh tôi cũng có đầy người từ người lớn đến   người nhơ nhỡ và con nít  , ở nhiều lứa tuổi khác nhau , một thứ «  melting pot » đầy thú vị  và cả thi vị nữa . Rất tiếc lúc đó tôi còn quá nhỏ để có thể ghi lại hết ; bây giờ ngồi nhớ lại thì cái còn cái mất  , quá khứ dường như đã quá xa và đầu óc tôi cũng bắt đậu mụ mằn đi mất rồi !  Nhưng trở lại chuyện phòng riêng  thì  trong hoàn cảnh đó làm gì mà  ai có được  cái  gọi là riêng tư đâu ! Từ nhà số 12 và số 10  , sau đó tất cả  lại dính chùm kéo nhau  qua nhà số 7 đã được khơi  thêm lên một tầng nữa , quân số chỉ có tăng chứ không có giảm !  Ở đây mỗi gia đình là một phòng  , bếp chung , phòng ăn , phòng giặt , phòng vệ sinh đều chung  hết , đại khái như những cái « kot »  cho sinh viên thuê bây giờ  . Riêng gia đình tôi thì  chất hết lên 2 cái giường ,một cái là giường Ba , một cái là giường má rộng hơn như cái thuyền Noé vây . Tôi khi đó đã lớn nên phải nằm giường Ba ,  không được bén mảng đến giường Má lúc nào  cũng lúc nhúc con nít !  Những gia đình khác thì tản mạn đâu đó nơi các căn phòng khác , riêng trên lầu là nơi ngự trị của Me và bác Nội  vớí  một cái giường đại tôi chưa từng thấy bao giờ , ở đây người nào mà không có chỗ ngủ thì cứ việc vén mùng chui vào , khi nào cũng có chỗ để ngả lưng . Tôi với chị  Hà đôi khi cũng lén xin lên nằm chung với mấy bà chị họ đã lớn và có nhiều chuyện hấp dẫn để kể , chúng tôi xem như  là  đặc ân được ngủ chung với mấy chị .

Quây quần với nhau được ít năm thì gia đình bác Tự bắt đầu ra riêng  , bác đã cất được một cái nhà to đùng ở ngoài hàng , vừa làm nhà hàng ăn , vừa có đủ chỗ chứa cả 10 người con và cả Me cũng  quyết đinh đi theo bác , người  em trai cầu tự yêu quí của  Me . Còn lại gia đình bác Thìn và bác Nội , và mấy chị Thúy , Dung , Hạnh vẫn còn nấn ná ở lại nhà số 7  một thời gian nữa  trước khi lấy chồng  và cũng ra riêng  .
Rồi đến bác Thìn cũng theo gia đình anh Phương  về Cần Thơ , và cuối cùng  tôi không còn nhớ năm nào  thì bác Nội với anh Doãn cũng mua được căn nhà đường Hòang Diệu và dọn đi luôn . Khi đó gia đình tôi mới riêng mình một cõi , trong căn nhà rộng thênh thang  . lẽ ra thì tôi phải được một căn phòng riêng rồi , nhưng  lại đúng lúc tôi thi đậu vào Y Khoa và phải về Saigon  học .
 Đây mới là một  điều hoàn toàn mới lạ với tôi . trước giờ chỉ quấn quýt với gia đình , ít tiếp xúc với người ngoài , Saigon chỉ biết có Bà Bông và Cậu Thọ . Cuối cùng thì Ba Má cho tôi ở trọ nhà bác cả Kỳ  , cũng là chỗ thân tình với bà Bông , lại là bố vợ của anh Tinh , con bác Nội , như vậy cũng có tí chút họ hàng cho tôi bớt sợ . Ngày đầu xách va li đến nhà bác cũng thật bỡ ngỡ vì chưa quen ai hết , mặc dù 2 bác đón tiếp tôi rất là chân tình . Nhất là bác trai khi đó đi làm công chức ngày 2 buổi bằng xe mobylette  , trưa ghé về nhà ăn cơm  và tôi là người duy nhất được bác kêu lên ăn cơm  cùng mâm với bác . Những người khác trong gia đình không hiểu sao đều né bác  tối đa , chẳng ai chịu ngồi ăn chung với bác mà chỉ túm tụm với nhau dưới hàng hiên  nhà bếp , bên cạnh cái giếng trời và bể nước để rửa chén và giặt giũ .
Nhà bác có 4 cô con gái , chị Thúy lấy anh Tinh , chiếm một phòng ở dưới nhà  , nhưng mọi người vẫn phải đi qua đây  khi từ dưới bếp lên nhà trên và đi ra đường nên là chỗ qua lại thường xuyên của  mọi người .  còn Ánh , Nhung , Phượng  cùng bác gái và bà cụ mẹ bác trai được giao cho nguyên một căn gác trên  lầu , nay có thêm tôi vào nữa thì cũng chẳng sao , tối đến cứ  việc trải 2- 3 cái chiếu xuống sàn nhà  và giăng mùng ra ngủ chung với nhau  , xếp lớp như cá  mòi sardine của Maroc vây ! Những đêm Saigon nóng nực , quạt trần bay vù vù trên đầu , khỏi cần giăng mùng đuổi  muỗi , nằm trên chiếu mà ướt hết lưng , lúc đó mới nhớ đến cái lạnh của Dalat cùng chăn êm nệm ấm làm sao ! Thi thoảng mới có cơn gió lùa vào từ 2 khung của sổ nhỏ mở  xuống cái giếng trời chỗ rửa chén . Chỗ này là chỗ tôi thường ngồi nhổ lông quặm cho bà cụ mẹ của bác trai  , bà cụ bị toét mắt kinh niên , nói hay rít lên với các người khác , nhất là với bác cả Kỳ gái  ( con dâu ) và chị Ba vợ anh Chử ( con thứ của bac cả Kỳ ) nhưng riêng với tôi thì bà rất tủ tế và rất chiều tôi ,  chả là tôi chịu khó ngồi hàng giò đế nhổ lông quặm và tóc bạc cho Bà . Với bà tôi đã học được  lòng kiên nhẫn  và  cách đối xử với người già . Sau  ngày 30-4-75 tôi được biết hai Bác đã gửi bà cụ về quê ngoài bắc cho bà thăm lại xứ sở quê hương và bà đã mất ở đây .
nhà Bác Cả Kỳ
Còn góc học tập của tôi ư ? Là một cái bàn kê trong góc, cũng trên căn gác làm phòng ngủ chung đó . Tôi nhớ phần lớn thời gian tôi thường nằm bò trên chiếu để học chứ ít khi ngồi bàn vì góc tối có nhiều muỗi chích , thà năm dài trên chiếu và kéo sát  đến khung cửa sổ mở  ra giếng trời , vừa sáng sủa  , vừa mát mẻ . Từ căn gác lửng  này có một hàng gạch lỗ mở xuống  phòng  khách  dưới nhà ; nơi đây là đài quan sát của tôi để xem khách khứa ra vào  cùng hoạt cảnh 2 gia đình sinh sống bên dưới là gia đình anh Tinh , chị Thúy , và gia đình anh chị Chử  , con thứ bác cả Kỳ . Cũng từ đài quan sát này tôi thường canh để đón ba tôi mỗi tháng xuống Saigon cất hàng . ba thường ở bên nhà bà Bông , và buổi tối mới  sang thăm tôi và cũng để gửi tiền trọ của tôi cho bác cả Kỳ . Khi thấy bóng dáng nhỏ  nhắn của ba mở của bước vào hàng hiên tôi mới từ trên nhà phóng xuống để chào ba . Ba chỉ hỏi thăm tôi sơ sơ rồi quay sang nói chuyện với bác cả Kỳ trai . mà biết nói gì với ba nhỉ ? Tôi vốn đã không gần Ba lắm để có có thể tâm sự vắn dài điều gì . Không lẽ lại kể lể những vui buồn của đời sống sinh viên xa nhà , ba làm sao mà hiểu  được . Nhưng khi nào là má xuống thì cứ như mở  hội trong lòng , tôi cũng chẳng tâm sự gì nhiều với má nhưng thích nhất là được má dẫn  ra  chợ  Bến Thành để mua sằm quà cáp cho các em  ở nhà .
Từ căn phòng ngủ chung này có mấy bậc thang để lên một gác lửng nữa là nơi để bàn thờ. Ngay giữa có một cái tủ thật to bày hương vị các bậc tổ tiên của giòng họ nội ngoại , thẳng góc bên trái là một bàn nhỏ hơn để thờ Phật . Đây là giang sơn của bác cả Kỳ gái , chiều nào bác cũng lên thắp nhang đánh chuông gõ mõ. Thực ra tôi không thấy bác tụng kinh bao giờ  nhưng chắc chắn là bác có mở cassette và cho chạy cuốn băng đọc  kinh  Nam Mô A Di Đà Phật với tiếng mõ tiếng chuông gõ đều đặn . Anh Tinh thường diễu bác là băng  «  Diễm Kệ » để nhái lại bài Diễm Xưa của  Trịnh Công Sơn lúc đó đang thịnh hành nhất ở Saigon . Bác  không đọc kinh nhưng vẫn chắp tay vái lạy cùng với  tiếng xuýt soa Nam Mô trong  màn khói hương nghi ngút .Điều còn gây ấn tượng cho tôi nhất là ngày rằm mùng một Bác thường mang về những đóa  hoa hồng màu cánh sen , bứt ra từng cánh và bày  lên dĩa để lên bàn thờ . Tôi chưa từng thấy cách cắm hoa như vậy bao giờ .
Mai , Nhung , Ánh  ở  Sở Thú Saigon
Một ngày kia khi leo lên khu trang thờ của Bác tôi chợ khám phá ra  đằng sau cái tủ thờ  vĩ  đại là một khoảng trống ngập ánh sáng ; là vì trên đầu là một khung của sổ mở ra trên mái nhà  và trên cao là bầu trời xanh ngắt , cộng  với những luồng gió lùa vào lồng lộng . A Ha , đây là chỗ ngồi lý tưởng để gạo  bài học thi đây ! Thế là tôi rinh cái bàn và một cái ghế lên kê vào  chố trống , nghiễm nhiên trở  thành góc học tập lý tưởng của tôi , và tôi còn đặt tên là Gác Gió . Nơi này ít người bén mảng tới trừ bà cụ Nội thường lò mò với đôi mắt toét đi giám sát mọi nơi mọi chốn và Phượng  thỉnh thoảng cũng lên thăm tôi để chị em cùng tâm  sự vắn dài , xa hẳn cái ồn ào của thành phố và cái xôn xao của sinh hoạt gia đình ở dưới kia chỉ cách nhau 2 căn gác .Có  thể đây là một góc riêng tư nhất của tôi cho đến lúc đó : ở đó chỉ có một cái bàn ngập sách , một cái ghế , một cái đèn bàn . sau này không biết tôi kiếm đâu ra được  một cái ghế bố nhà binh , hình như là do anh Tinh cung cấp  , thế là thành  căn phòng đằng sau cái tủ thờ . Chỗ này tối ngủ rất mát vì gió lồng lộng cả ngày đêm  , nhưng  hiềm một nỗi là có muỗi , nhiều khi bị pháo kích nhiều  quá tôi phải chạy xuống nộp mình vào  cái giường chung  bên dưới .
Vài năm sau đó , khi cậu Thọ xin được chỗ cho tôi vói Hà trong Đại Học xá Trần Quí Cáp thì tôi hân hoan dọn đi . Thật ra tôi cũng có nhiều cảm tình với gia đình bác cả  Kỳ và mọi người từ bà cụ nội khó tính đến mấy đứa cháu nhỏ lắt nhắt đều quí mến tôi nhưng tôi vẫn thích ở trong môi trường  đại học của mình vì ở trong nhà này , trừ tôi với Phượng ra , không kể bọn con nít lau nhau thì không còn ai đi học cả .
Ở Đại Học Xá , những tưởng  rồi cũng sẽ được  một căn phòng  riêng cho ra hồn , ai ngờ đâu nơi đây là một cư xá bình dân  mà các phòng không phải cho 1 hay  2 người mà cho 10 người trở lên . Tôi được xếp ở phòng H , căn phòng ở trên lầu cao nhất ; mỗi đứa sở hữu một cái giường sắt , một cái tủ cao để đầu gường , một cái bàn nhỏ ở chân giường , quần áo treo  chung ở một góc đâu đó . Bước vào đây  như  bước vào một căn phòng ở bệnh viện  với một dẫy giường xếp song song  , đến cuối phòng quẹo phải là phòng tắm và phòng vệ sinh chung  . Phòng H này thật ra cũng chỉ là một cái gác lửng ,thành thử  nhìn xuống bên dưới là một căn phòng rộng gấp đôi và với số người cũng gấp đôi . Thế là có thể nói chuyện thông tầm từ trên xuống dưới với nhau , cũng vui chán !
trong phòng H đại học xá Trần Quí Cáp 
 Còn những góc học tập ư ? là những cái bàn kê ngoài hành lang nhìn xuống đường  . Hàng lang này khá rộng , mặc dù bàn học có kê san sát  nhau rồi  mà vẫn đủ chỗ để cho Qùy, những lần từ Caritas  đến thăm tôi  , có chỗ để trượt patin lả lướt .  Góc học tập còn là những  góc quẹo  ở   cầu thang lên lầu . mạnh ai nấy chiếm cứ một chỗ riêng cho mình . Nếu không chịu được thì  đã có nguyên một phòng học lớn ở dưới nhà cạnh phòng ăn , nhưng thường chỗ này không mấy có người xuống học vì ai cũng thích có  một góc riêng  của mình . Riêng tôi mới dọn vào thì chẳng còn  góc nào riêng nữa nên cuối cùng lại nằm dài trên giường để học . Nhớ lại thời đi học Đại Học của tôi thời gian nằm có lẽ nhiều hơn là ngồi ! Thời gian ở Đại Học xá cũng rất vui và đầy ắp kỷ niệm  với  những sinh hoạt chung như  văn nghệ tất niên  với những bản hợp ca hùng tráng như  Bài hát Sông Hồng ( hay Hồng Hà Reo )  hay những vở   kịch tôi từng tham gia hay tự dựng lên . Các bạn bè cùng phòng hay khác phòng  cho đến bây  giờ  tôi vẫn còn giữ được liên lạc như  Xuân Sương , Hồng , Toàn , chị Thu Đàm , Thúy Doan . Chị Hà thì đã mất nhưng còn bạn thân của chị là Như Nguyện  nay đã phiêu bạt về đâu mà giọng Huế ngọt ngào như vẫn còn lanh lảnh bên tai tôi  . 

Tôi chấm dứt học trình Y Khoa ở  đây , sau đó phải dọn ra khỏi cư xá . Chị Hà lúc đó đã lấy chồng về ở bên chồng  vùng Khánh Hội và bà con bên chồng chị là bà Ngọc đang có phòng cho thuê . Đồng thời lúc này Lân cũng phải về Saigon học Nông Lâm Súc  , chị em phải ở chung với nhau ;  thế là tôi dòn đến một căn phòng mới . Tôi không còn nhớ  tiền nhà hồi đó ở Saigon là bao nhiêu nhưng lần đâu tiên dọn vào căn phòng này  thì  thật là kinh hoàng vì nhỏ  tí  và tối tăm  hết sức . Căn phòng khoảng  12 mét vuông là cùng , chỉ kê được một tấm nệm dưới đất  và  một cái tủ commode để quần áo ; tôi không còn nhớ là có bàn ghế hay không nữa mà mọi sinh hoạt đều ở  dưới đất hết . Cũng may có bếp ở bên ngoài  , cửa sổ mở ra một cái giếng trời , vì căn nhà này cũng  đến 4-5 tầng nên cao ngất , và ánh sáng cũng chỉ le lói đến  căn phòng tôi ở , cho nên nếu tôi có mặt ở nhà là phải thắp đèn 100 %  . Cũng may là tôi và Lân cũng chỉ về để ngủ , Lân thì học ở Thủ Đức , khi về khi không , còn tôi suốt ngày cũng đóng đô ở bệnh viện với các phòng nội trú . Xin lưu ý là phòng nội trú bệnh viện tôi cũng không  được ở một mình mà phải chia với  2 hoặc có khi 4 người  .
Ấy vậy mà tôi nhớ  cũng đã từng tổ chức ăn Noel ở trong căn phòng  tối tăm đó và chúng tôi đã trịnh trọng mời bác cả Kỳ và cậu Thọ đến tham dự  . Có lẽ đây là cái Noel đầu đời của tôi khi ra khỏi  căn nhà số 7 ở Dalat .Cũng đủ các món bánh trái , và lại còn văn nghệ văn  gừng , mọi người rất vui vẻ hả hê không nề hà phải ngồi dưới đất trong căn phòng chật chội . Bây giờ nhìn những đồ vật của mình chung quanh  so sánh với cái mới  bắt đầu ra riêng đó mới thấy hồi xưa mình sống đơn giản biết bao , chẳng có gì cả mà tâm hồn lúc nào cũng phới phới đầy tự tin . Vật chất có là gì đâu nhỉ ? Cũng chẳng có đến một cái  tủ quần áo ; mà hồi đó làm gì mà có nhiều quần áo như bây giờ đâu ! Vậy rồi cũng thu vén được hết trong 12 mét vuông này !
Thế rồi cuộc đổi đời đã xảy đến khi tôi đang ở căn phòng này : ngày 30 tháng Tư 75 . Mấy hôm trước đó có lúc cả nhà chị Hà và anh Vinh cùng các cháu kéo qua đây để tránh pháo kích nếu có , rồi những bàn tính đi hay ở . anh Vinh thì cứ quính quáng như gà mắc đẻ còn tôi thì chắc như đinh đóng cột  chẳng đi đâu cả vì còn gia đình và ba má và các em còn ở lại Dalat  , dứt khoát là không , tôi không thể ra đi một mình , mà đi đâu cơ chứ ! Cuối cùng gia đình Hà và chúng tôi không ai đi đâu cả . Mấy đứa con bà Ngọc ở trên lầu cũng đủ mặt , để hôm sau ngày 1-5 ra đường là một cảnh hỗn loạn không thể tưởng được . Xe cộ , đồ đạc quần áo giầy dép vứt đầy đường  , người ta thì  lớp đi hôi của , lớp chạy đôn chạy đáo tìm đường thoát thân vào giờ thứ 25 . Chúng tôi ra bến Bạch Đằng , ở đây cảnh tượng còn hỗn loạn gấp 100 lần ; mấy cái tàu đậu dưới bến đã nêm chặt người  mà vẫn còn người cố bám leo lên . Lúc đó tôi nhìn họ  mà lòng rất bình thản : đi làm gì nhỉ , hòa bình rồi , hết chiến tranh rồi , có lẽ đất nước còn cần đến sự giúp tay của mỗi người chúng ta . Có biết đâu là sau này thì hoàn toàn vỡ mộng !  Ngày mồng 2 hay 3 tháng 5  gì đó thì Má từ Dalat xuống , mừng vui vì thấy các con vẫn còn đủ mặt và  không  suy suyển gì cả  . Má nói tao chỉ  sợ chúng mày nghe  lời  dụ dỗ  mà lên tàu ra đi thì còn biết đâu mà tìm nữa ! Nỗi mừng vui hội ngộ trong cuộc đổi đời đang diễn ra từng dây từng phút mà không ai lúc đó có thể ngờ tới .
Sau đó thì chúng tôi được bà Ngọc đề nghị cho dọn ra căn phòng bên ngoài phía sau , có balcon nhìn xuống con hẻm sau nhà . Ở đây phòng rộng hơn , có cửa sổ , có bao lơn và chúng tôi bắt đầu nghĩ đến trồng cây cảnh cho có màu xanh sau mấy năm chỉ thấy ánh đèn néon . Bàn tay xanh của tôi cũng bắt đầu từ đây . Từ balcon nhìn sang đối diện là một cái sân thượng  rất lớn  với đầy hoa lá và cây kiểng rất đẹp  , hẳn là một nhà tư sản đã chạy đi nên sau đó bắt đầu thấy bộ đội nón cối xâm chiếm căn nhà và sử dụng  cái sân thượng  như  là quê ta có con sông đào xinh xắn ! Tự  do  chặt hết bàn ghế trong nhà nhóm lửa nấu cơm , và cả    thui chó nữa  … Những hoạt cảnh này hàng ngày diễn ra và đánh dấu cho sự bắt đầu một cuộc phá hủy có nguyên tắc thật ghê gớm  của phe thắng cuộc .
Lại nói về căn phòng của chúng tôi , tôi vẫn chưa được một căn phòng riêng vì  ngoài Lân còn có thêm Quỳnh từ Dalat xuống thi Tú Tài Pháp , sau đó thi tuyển vào đại Học và ở lại học Bách Khoa Phú Thọ . Chúng tôi 3 chị em sẽ còn ở dài dài trong thành phố đã đổi tên nhưng vẫn còn gắn bó với chúng tôi với biết  bao nhiêu  là kỷ niệm  vui buồn .Ở đây cũng đã có những buổi văn nghệ bỏ túi rất vui với tiếng đàn của Lân , giọng hát của Hằng , cũng từ Dalat xuống học và ở  nhà chị Hà, thường xuyên có mặt bên chúng tôi , có Hoài Nguyên , Thu Tâm , 2 cô học trò của tôi cũng đầy máu văn nghệ  . Càng cấm chúng  tôi lại càng ra sức hát nhạc Vàng  và những bản nhạc thời thượng lúc bấy giờ như Saigon Vĩnh Biệt , Em còn nhớ hay Em đã Quên  , Nguoì di Tản Buồn …mặc dù bộ đội ở ngay trước  mặt . Đôi khi còn có cậu Thọ đến góp mặt  trong bộ cánh bà ba trắng muôn  thuở của cậu .
Rồi một lúc nào đó chúng tôi lại được dời  qua một căn phòng phía trước nhìn ra mặt đường Hoàng Diệu . Phòng ngày càng lớn hơn , sáng sủa hơn và biệt lập hoàn toàn với những người khác trong căn nhà hầu như tôi chảng bao giờ gặp mặt . Nhưng đó cũng là lúc bắt đầu của những năm đói khổ : gạo phải độn bobo , bắp , bột mì được  phát thay gạo trên nguyên tắc là để làm bánh mì , nhưng làm gì mà có nguyên liệu làm ra ổ bánh mì thơm phức như trước ngày 30 -4-75  , thành thử phải đem luộc lên thành  một thứ bánh bột  chấm nước mắm , hoạc là bán đổ bán tháo cho người ta lấy it tiền còm . Thời gian này chúng tôi thường tự sản xuất ra 2 món trường kỳ kháng chiến là ruốc dừa và phô mai chao , cứ thế ăn với cơm độn , rồi cũng  qua cầu được hết , chúng tôi lúc đó còn trẻ và ăn để mà  sống chứ không sống để mà ăn nên cũng chẳng bao giờ phải kêu than với  ai , cả nước đều như vậy hết mà !
Sau vài năm  tạm ổn , qua thập niên 80 , Ba má quyết định phải mua một căn nhà ở Saigon cho lũ con xếp hàng rắp tâm xuống đây để tiếp tục con đường học tập : Hương , rồi Thảo . Thế là chiến dịch tìm nhà để mua bắt đầu , tôi với Quỳnh lăn lộn khắp hang cùng ngõ hẻm  đi xem nhà  , cái nhỏ quá , cái to quá khong đủ tiền , cái xa quá , cái thì  ở những khu phố chưa đặt chân đến bao giờ , rồi mặc cả , rồi dẫn má đi xem v.v.  cuối cùng chúng tôi chọn được một căn nhà trong hẻm đường Hòa Hưng gần khám  Chí Hòa .
phòng khách nhà ở Hòa Hưng
 Hẻm này khá rộng , cũng không phải đi vào sâu lắm , căn nhà có cửa lưới  , vách tường biệt lập với những nhà chung quanh  , có 2 tầng , có bao lơn  trên gác , hiềm một nỗi là nguyên cái sàn nhà của tầng lầu đã bị cưa đi bán gỗ từ cái thuở nào  mất rồi ! Thử tưởng tượng một căn nhà 2 tầng mà khi bước  vào thì ở trên trống hoác nhìn thẳng lên mái tôn ! Nhà có 2 gian ,bên ngoài là phòng khách , bên trong là bếp khá rộng và phòng tắm  , nhà vệ sinh riêng biệt  , như thế cũng là cao sang lắm rồi vào cái thời bấy giờ . Chúng tôi tự nhủ trần cao thế thì càng mát ,  nhưng còn chỗ ngủ thì sao ?!! Vẫn phải có một cái phòng ngủ cho ít nhất là 2 đứa con gái chứ ! Lúc đó tôi đã  30 tuổi hơn rồi mà vẫn chưa được  một căn phòng  riêng  đâu nhé ! Cuối cùng phải thuê thợ làm lại sàn nhà một nửa tầng trên  với  cầu thang đi lên thành một cái gác lửng  , có cả trần để chống cái nóng hắt xuống từ mái tôn  . Thế là đã có một cái phòng ngủ chung  ra hồn cho lũ con gái , có bao lơn để ra ngồi ngắm thiên hạ qua lại bên dưới , có trồng cả một cây hoa giấy màu đỏ sau đó còn leo lên tận mái nhà để gợi nhớ  lại cây hoa giấy ở cổng nhà số 7 Dalat . Lan can gác lửng trở thành chỗ vắt quần áo , và từ đây chúng tôi có thể ngồi canh nồi cơm hay nồi canh đang sôi sùng sục bên dưới . Cái gác lửng này còn là đài quan sát rất hữu hiệu của chúng tôi . Chả là sàn  bằng gỗ chưa kịp khô hết nên mùa hè nó thu lại , để lộ ra những khe hở tự nhiên dưới sàn , từ đây chúng tôi có thể nằm quan sát phòng khác bên dưới , nhất là khi có những vị khách  không mời  mà đến , trong khi chúng tôi thì quá chán nên rút lên lầu chỉ để lại một đứa bên dưới chịu trận và tiếp chuyện khách . Khi nào chịu hết nổi thì gọi với lên lầu cầu viện đế có người xuống tiếp cứu !


một bữa tiệc ở nhà Hòa Hưng , có má và các bạn ở Chợ Rẫy 

 Đây là nơi đóng đô cuối cùng  của tôi ở Việt Nam cho đến ngày tôi rời khỏi đất nước  . Cũng có rất nhiều kỷ niệm ở đây , khách khứa cũng nhiều , những  bữa tiêc trong gia đình họ hàng  hay   cùng bạn bè cũng thường xuyên diễn ra ; đây cũng là nơi lui tới của các anh chị em họ  , cứ đến đây sẽ được  đón tiếp chỗ  ăn chỗ ở tương đối tử tế . Bác cả Kỳ cũng đã từng đạp xe xuống thăm chúng tôi , cho thấy mối thân tình giữa tôi với bác không phải là nhỏ ! Ngoài ra còn  hàng xóm láng giềng cũng rất tốt với chúng tôi , và ngược lại ,  chả  là tôi đã là bác sĩ nên vẫn thường  có  hoạt cảnh khai bệnh và bán thuốc qua  khung cửa lưới , ngay cả khi tôi không có mặt ở nhà . Hoạt cảnh thường ngày của một khu xóm nhỏ mà thân tình , những người lao động chân tay cuộc sống khó khăn , chúng tôi cũng thường tiếp cận mà không hề thấy xa cách bao nhiêu , tình hàng xóm cũng là đây . Vậy mà tôi chẳng có lấy một hình ảnh nào của  căn nhà này , lúc đó khó khăn làm gì có máy hình mà chụp , mà có máy hình thì cũng để dành cho mỗi kỳ nghỉ hè hay ngày Tết trở về đoàn tụ ở Dalat – Dalat La Belle - mới được đem ra xử dụng  , còn ở đây  Saigon , coi như là một chỗ tạm dung không đáng kể , dù  là hôm nay ngồi nhớ lại thấy cũng đầy ắp kỷ niệm khó quên  đã đi qua nơi này .

Thế rồi cùng với  thời cuộc xoay vần  con đường phiêu lưu của gia đình chúng tôi bắt đầu . Trước tiên là tôi với Quỳnh  hai đứa ở Saigon được lên đường sang Bỉ sớm nhất . Không kể hết những bỡ ngỡ khi bước chân ra khỏi đất nước  đã bao năm bị bế quan tỏa cảng  cắt rời với  thế giới bên ngoài , chúng tôi như 2 con mán trong rừng ra  rớt cái tõm xuống một  nơi thật xa hoa lộng lẫy ngoài sức  tưởng tượng  , đầu tiên là phi trường Bangkok , sau đó là phi trường Zaventem . Nước Bỉ đón chúng tôi trong cái se lạnh  và một bầu trời xám  đang trở sang thu một ngày tháng 9 . Chỗ ở đầu tiên là  nhà Quí ở Sanatorialaan  , một ngôi biệt thự  nhỏ xinh sắn  như nhà của Bạch Tuyết vậy  , với vườn cỏ và cây cối xanh um chung quanh .
Sanatorialaan mùa đông
Sau này tôi sẽ  được chứng kiến mùa thu đầu tiên ở đây  và  mùa xuân  với mấy cây anh đào Nhật Bản nở hoa trắng xóa  trên nền có xanh mướt  , đẹp tuyệt vời !  Nhưng trở về chuyện phòng ốc  thì sau một thời gian ngắn tá túc ở nhà Quí  , chị em chúng tôi dọn lên Bruxelles ở trọ trong một phòng  của căn hộ của Lut , chị của Rita   , để tiện việc  đi lại  vì chúng tôi phải mau  đi ghi tên học  lại đại học ở đây .  Tôi không nhớ bao nhiêu về căn phòng này  ngoại trừ căn bếp  đầy đủ tiện nghi của Lut lúc nào cũng  ngăn nắp với hàng nồi niêu  bằng đồng sáng loáng ; Hầu như chằng  có ai nấu nướng gì ở đây  , bởi vậy mới sạch  và đẹp đến vậy .
Khi cả đại gia đình qua tới nơi thì chúng tôi  dọn đến một căn hộ với 3 – 4 phòng ngủ  ở trên tầng áp mái của một căn nhà  cổ rất lớn ở đường  Livourne . Mỗi phòng ngủ chứa được  3-4 người  , cả nhà dồn hết vào đây  , có một căn bếp lớn và phòng  tắm và vệ sinh đàng hoàng .Ở đây là nỗi vui đoàn tụ cùng các em và ba má  . Đối với tôi là cả một hạnh phúc  lớn lao vì tôi vốn là đứa đã phải xa nhà từ năm 18 tuổi đi học xa  , mỗi năm chỉ về gặp mặt gia đình 2 lần trong dịp Tết và nghỉ hè . Lúc bấy giờ chúng tôi chẳng có gì cả từ quần áo đến vật gia dụng  , phần lớn là công góp  nhặt từ bạn bè của Quí và Rita  . Không có bao nhiêu nhu cầu , niềm vui là được  ở chung trong một mái  nhà với những bữa cơm  vui như  Tết ; mỗi đứa có một con đường riêng , một mục đích phải theo đuổi  để tiến lên phía trước .  Chúng tôi lúc đó đều hết sức  tự tin và có nhiều cố gắng để đi trên con đường mới mẻ này  mong đến ngày có thể tự lực cánh sinh .  Có lẽ vì vậy mà chúng tôi  đã thành  công sau này  trong việc  hội nhập được với xã hội mới và tự tìm  cho mình một chỗ đứng an toàn .
Thế rồi cả nhà lại được  dời về một căn nhà riêng biệt  thuê được ở Halle . Nhà có 2 tầng , mỗi tầng 2 gian  , với một miếng đất đằng sau rộng thênh thang , tha hồ cho ba má trồng cây làm vườn  . Chỗ này tương đối ổn định cho ba má nhưng các con , tùy nhu cầu công việc và học hành mỗi đứa lại phải tìm cách trở lên Bruxelles . Quỳnh đã xin  được phòng trong campus của đại học Louvain La Neuve , là đứa đầu tiên  ra khỏi nhà , sau đó đến gia đình Lân lên Lambermont  ở vì có việc làm trên đó . Còn lại gia đình Quỳ , Lộc , Hương , Thảo và tôi  lại trở về Bruxelles , thuê được một căn hộ có 3 phòng ngủ ở đường Louvain , ngay đằng sau tòa nhà quốc hội  . Tôi còn nhớ đây là một ngôi nhà cổ , có lối vào rất rộng ( đủ cho xe ngựa  vào được bên trong  thời xưa ) . các phòng trên gác đều rộng và có trần thật cao với các hoa văn mỹ thuật ; có được một phòng khách rộng , một phòng ngủ  lớn cho gia đình Quỳ , một phòng áp mái cho Hương , Thảo , và một phòng ở lơ lửng giữ 2 tầng cho tôi .Thế là đến năm 40 tuổi tôi mới có được  một không gian riêng cho mình . Phòng  cũng nhỏ , không khí ẩm thấp  vì mặt trời vốn đã hiêm hoi ở xứ Bỉ này không rọi vào tới được mặc dù có một cử sổ  mở ra cái giếng trời ( lại giếng trời ! đời tôi thường gắn bó với mấy cái giếng trời !  )  Tầng trên ngay đầu tôi là phòng tắm  bởi vậy mà ẩm thấp , chắc là có nước rò rỉ đâu đây . Nhưng lúc đó tôi cũng không quan tâm lắm , miễn có chỗ để bàn  ghế học tập , có giường để ngủ và có một tủ của « bà sơ »  để quần áo là được rồi . Mục đích là phải thi đậu , phải ra trường để đi làm tự  nuôi thân . Ngày cuối tuần chị em tôi đều kéo nhau về nhà ba má ở Halle  , lại tụ tập ăn uống  ở đây , làm vườn , chơi đùa với các cháu , đi dạo đi xe đạp dọc con kinh ở sau nhà  . Nơi đây là chỗ nghỉ  ngơi sau 1 tuần mệt nhọc  , cũng là chỗ nghỉ hè lý tưởng chẳng cần đi đâu xa  , cùng với nỗi vui đoàn tụ và cảm thấy an tâm trong vòng tay bao bọc của ba má . Ba Má lúc ấy cũng đã lớn tuổi  và hằng ngày mong ngóng cuối tuần các con hội tụ đông đủ . Không thể quên lũ con và lũ cháu cũng từ nơi này được bồi dưỡng đủ lông đủ cánh đến ngày cất cánh tự bay lên .Ngôi nhà như một cái trụ cho chúng  tôi bám vào , không khác gì  nhà số 7 Yagut ngày xưa .

phòng mạch đầu tiên 
Tôi ra trường cầm mảnh bằng trong tay phải mau chóng tìm nơi chỗ để mở phong mạch và làm việc  . Cuối cùng tôi cũng kiếm được một chỗ ở gần căn nhà tôi đến trọ đầu tiên ở Bruxelles nơi  nhà của Lut . Hình như vô hình chung mình vẫn muốn   quay trở về một chốn  cũ nào đó .  Căn hộ này có 2 tầng , tầng trên để làm phòng mạch , tầng dưới để  ở .  Từ đây trở đi tôi mới thực sự ra riêng  và bươn chải với đời . Ở đây mới đúng là một mình một cõi và cũng không còn ba má bên cạnh  , không còn các em đã từng đi theo với mình mấy chục năm nay . Nhưng trước khi dọn đến nơi ở mới này , còn phải sơn sửa  cho ra hồn một phòng mạch bác sĩ  cái đã . Trong khi đó thì một ngày kia  , trong căn phòng cũ đầu đời của tôi ở đường Louvain , đột nhiên nguyên cái trần nhà đã đổ sập xuống  , có lẽ do nước rò rỉ  bao ngày từ phòng tắm bên trên mà không biết . Cũng may lúc đó tôi không có mặt ở đó  , chỉ còn biết bàng hoàng nhìn một đống gạch ,  vôi , rữa tung tóe trong phòng . Thế là tiêu căn phòng đầu đời của tôi ,  như thể đánh dấu một bước ngoặt quan trọng  nhất trong cuộc đời mình !


Tố Mai ( Bruxelles 16/7/2015  ) 

Friday, July 10, 2015

Tình thân





Thảo và Hưng trên sân thượng nhà Bác Tự
Trên đường “đông tiến”, từ California sang Tennessee, nó đi ngang qua Texas.
Buổi sáng tôi lướt facebook, thấy vợ chồng con cái nhà nó đang ở cái làng heo hút bên rìa Texas, tôi liền gởi ngay một tin nhắn “Mày có ghé nhà tao không?” Nó trả lời liền “Tao tính cắm trại ở Grand Prarie, có gần chỗ mày không?” “Không, cách 45 phút, ngược đường”. Tôi gởi tiếp ”Thôi đậu quách xe trước cửa nhà tao cho rồi.” “Xe của tao to đùng, tao sợ không có chỗ đậu trước nhà mày”. Tôi liền gởi cho nó xem cái hình chụp trước cửa nhà tôi, đậu một lúc cả mười cái RV cũng được. Nó hơi ngần ngại “Sợ hội làng xóm của mày không cho. Cái xe của tao hơi vướng chỗ, vướng mắt”. Tôi hiểu. Nó dọn nhà từ Cali sang miền đông, tài sản phần lớn đã được hãng vận chuyển đóng gói mang giùm, riêng cái xe RV này thì nó phải tự lái lấy thôi.

Tôi nhanh nhẩu gởi email cho hội làng xóm, hỏi xem có được đậu cái xe RV dài thượt trước cửa nhà dăm ngày hay không. Nhận được câu trả lời, tôi gởi tiếp tin nhắn cho nó. Cũng may nó lái xe đi chậm rì rì nên tôi có khối thì giờ mà hỏi han ra ngành ra ngọn trước khi nó kịp đến Fort Worth. “Đậu xe 48 tiếng được. Ghé ở nhà tao đi”. Rồi cho đủ sức thuyết phục, tôi thêm vào “Có nồi phở gà, nếu mày tới sẽ được mời ăn”.

Xe RV của nhà nó
Tất nhiên nó đến nhà tôi không phải vì nồi phở gà rồi. Mà vì tình thân họ hàng, mà vì những ngày xưa thơ dại đi phá làng phá xóm có nhau.
Nó ở đây là anh họ tôi, sinh cùng ngày cùng tháng nhưng sau tôi một năm, chính vì thế tôi chẳng nể nang gì nó, từ nhỏ cho đến tận bây giờ, khi nào tôi cũng chỉ một điều “mày tao” với nó, chứ cấm có được một chữ anh em. Nó cũng thế, mày tao chi tớ với tôi liền tù tì khiến cho vợ nó cứ tròn mắt ngỡ ngàng nhìn chúng tôi và chồng tôi bảo sao tôi “hỗn” thế, chẳng kiêng nể gì ông anh họ.
Gặp nhau ngoài cửa ngõ, giữa tôi và nó đã là 18 năm, kể từ lần cuối tôi thấy nó ở Minnesota. Khi đó tôi chưa có thằng con thứ hai, thằng con đầu mới được 2 tuổi, lên xứ Vạn Hồ một hai đòi đi bơi chỉ tổ nộp mạng cho muỗi đốt! Nó khi đó còn ở Canada, độc thân vui tính và than thở với tôi, không có người Việt Nam, chắc tao đến là lấy Da Đỏ mất! Sau đó tôi mất liên lạc với nó vì nó dọn xuống Cali, đi theo tiếng gọi của mối tình “vượt biên”. Tôi bận bịu với công ăn việc làm, với gia đình của mình nên không ráng tìm cách liên lạc với nó. Nó có gởi hình đám cưới của nó cho tôi xem, tôi mừng cho nó vì nó đã có chỗ neo thân, không trôi nổi theo đời sống độc thân nữa. Rồi sau đó là những tấm thiệp chúc mừng Giáng Sinh qua lại, thưa dần dần rồi mất tăm tích luôn. Nhờ facebook, tôi lại thấy nó hiên ngang xuất hiện giang hồ với một vợ ba con.

Bây giờ hai thằng con tôi đã lên đại học, riêng nó có ba đứa con gái xinh xắn. Đứa đầu tiên thua con út tôi một tuổi, không di cư với bố mẹ trên chiếc xe RV mà đã theo bạn đi Ohio chơi bằng máy bay. Còn lại hai chị sau đi theo bố mẹ như hai cái đuôi. Chị giữa mặt mày có hơi sưng sỉa vì bị bố mẹ dứt ra khỏi đám bạn bè làng xóm vui như Tết để đến một nơi chưa biết ai với ai, chưa biết mặt mũi bạn mới mình ra sao. Chị út dễ thương vô cùng, một hai gọi tôi là “cô Hương” rất thân tình rồi khoe với tôi những thứ nó làm được, từ những bức hình chụp lego chị xếp đến những tấm khăn ăn được chị gấp thành hình ngỗng ngan vui mắt. Đến khi chị lôi cái game chị thích nhất demo cho tôi xem thì tôi chóng mày chóng mặt, vì chị út bấm thoăn thoắt, màn hình nhảy rối tung lên, tôi lạc lối trong mê hồn trận trò chơi của chị.  
Nó hỏi tôi “Ê, mày ra sao rồi?” Tôi trả lời “Bình thường thôi, còn mày làm gì mà phải qua tận Tennessee thế?” Công ăn việc làm đẩy nó sang tuốt miền đông, tập làm bạn với nhạc đồng quê rả rích và tập quen dần với Elvis Presley các loại. Tôi chỉ sợ lỗ tai các em gái Cali chưa quen với loại nhạc này sẽ làm khó bố mẹ. Được một điều con cái nó biết nghe lời nên tôi nghĩ tụi nó sẽ ổn thôi. Riêng vợ nó cũng chịu khó từ giã Cali, chia tay gia đình để giang hồ với nó sang miền viễn đông. Cái này thì tôi thông cảm lắm vì tôi cũng phải chia tay với đại gia đình đi theo chồng vậy.

Nó ghé nhà tôi khá bất ngờ, không dự định trước nên tôi chẳng kịp xin nghỉ phép dẫn vợ chồng con cái nhà nó đi phơi nắng Texas cho biết mùi lửa đạn. Đành chỉ chỗ cho nó đi chơi rồi sáng sáng tôi vẫn phải đi làm, chỉ gặp lại tụi nó vào buổi chiều. Bù đắp lại, tôi hì hụi nấu cho cả nhà nó một nồi xôi mặn, rồi đổ công sang nấu món crawfish tươi nguyên, tôm tích còn dãy đành đạch trong bao, đặc sản của Louisana nhưng dân Texas ăn nhiều hơn. Cuối cùng là món thịt nướng chính hiệu Texas tôi mua ngoài tiệm vì món này ngoài khả năng nấu nướng của tôi.
Giữa các tô phở gà bốc hơi nghi ngút, món crawfish cay xé lưỡi, các dĩa thịt nướng dậy mùi BBQ sauce, tôi và nó sau ba bốn câu hỏi thăm tình hình thực tế  bắt đầu quay về với thuở bốn đứa chúng tôi lặn hụp trong những dòng nước đục ngầu của thác Cam Ly, tự học bơi một mình! Kết quả màn tự học là nó và em tôi bơi ra trò, tôi phải chờ lớn lên về Saigon lấy lớp bơi đàng hoàng, riêng bà chị tôi xin ở trên bờ cho chắc.

Bốn đứa tụi tôi ở đây là nó, chị nó, tức chị họ tôi, tôi và con em. Chỉ xê xích nhau một hai tuổi, bốn đứa tôi xúm vào phá như giặc đàng sau lưng hai Bác tôi và Ba Má tôi. Tôi và chị họ tôi là con gái có phần nhút nhát hơn, nhờ vậy phần nào kiềm chế được hai đứa kia, nếu không tôi không biết tụi nó sẽ còn phá đến mức nào. Tụi tôi chuyên nghịch ngầm, đến giờ phải trình diện các bậc phụ huynh khi nào tụi tôi cũng kịp chỉnh chu, quần áo gọn gàng, mặt mũi được rửa sạch, người lớn có biết đâu chúng tôi vừa mới lội nước ào ào trong dòng suối Ba Toa để bắt cá lia thia  hay đã kịp leo ngược con dốc đến Đỉnh Gió Hú mà không có anh chị lớn nào đi theo! Dalat năm 1975 có hai ba ngày vô chính phủ, nó và con em tôi đã mò lên Tiểu khu tự trang bị vũ khí chính hiệu cho mình bằng cái mặt nạ heo rộng rinh, dao găm giắt bên hông, bên hông kia là khẩu súng lục không đạn! Em tôi biết Ba tôi nghiêm khắc nên trước khi về nhà đã lột sạch các món ấy trả lại cho nó, còn nó thì không biết giấu những món này ở đâu cho qua mắt Bác tôi.

Nếu nó chịu khó chơi trò bán hàng vớ vẩn với tôi và chị họ tôi bằng cách đi ra đi vào mua bán những hạt bắp nướng được cạy ra rồi đính vào những cây tăm, trả tiền bằng những cái lá dâm bụt xanh mướt ngắt bên hàng rào, thì tôi phải chụm đầu xem nó ghè một cái đầu đạn chưa nổ! Tôi nghĩ lúc ấy chắc có ông  bà tổ tiên phù hộ nên đạn mới không phát nổ, mang cả bốn đứa vào nhà thương. Riêng nó bảo nó ghè đạn có nghề! Tôi chẳng tin, khi ấy nó mới mười một tuổi, biết gì về súng ống đạn dược đâu nào. Ngày ấy chúng tôi chiếm cứ cái sân thượng nhà Bác tôi, ghè đạn cũng ở trên ấy, nổi lửa nấu cơm trong lon sữa  bò cũng ở trên ấy. Hết chuyện quay sang đấu kiếm gỗ, bắn súng giả cũng ở trên ấy, chăng một cái lều đổ nghiêng đổ ngửa cũng ở trên ấy. Nó là đứa dạy tôi làm diều giấy. Con diều của tôi bay chẳng được cao vì trét hồ nặng quá, diều ì ạch mãi không bốc gió. Diều của nó lên cao vút, tôi dán vào dây diều những mảnh giấy nhỏ gọi là gửi thư, những bức thư của tôi theo gió và sự rung động của giây diều, sẽ lên tuốt trên cao đùa với trời mây. Sau dăm bảy bận bay, thường thì diều của nó sẽ mắc vào dây điện trước nhà Bác tôi, nằm vắt vẻo chờ trời gió tự đáp xuống đất, còn không một cơn mưa rào trút xuống sẽ làm cánh diều tơi tả. Còn nó khi ấy đang hì hục bẻ chổi, tìm giấy bóng làm con diều khác chứ chẳng ngồi không tiếc thương con diều cũ.
Bao nhiêu tiếng cười hồn nhiên tuổi thơ của chúng tôi đã vang lên ở trên cái sân thượng nắng nóng ấy. Khi chán sân thượng xi măng nóng phỏng chân, chúng tôi sẽ theo lối Ba Toa về nhà số 7. Gặp hôm có giết bò, giết heo, tôi và chị họ tôi nhắm mắt bịt tai chạy cho thật nhanh qua những khu chuồng nhốt hôi thối, còn nó và em tôi nhẩn nha đi xem rồi về kể lại không sót một chi tiết nào, đến nỗi Má tôi cấm tiệt không cho tụi tôi đi về ngả đó! Về đến nhà số 7, chúng tôi sẽ vào chuồng gà bắt mấy con thỏ con ra chơi, nghịch với thỏ chán chúng tôi quay sang thi leo cây đào. Nó và em tôi khi nào cũng vắt vẻo trên những cành cao nhất, tôi ở khoảng giữa cây, còn chị tôi cách mặt đất được ba thước đã là mừng!
Thác Cam Ly

Có hôm chúng tôi rủ nhau đến tận thác Cam Ly theo con đường mòn qua lối Lê Lai. Đi qua cây cầu khỉ, tôi thiếu điều bò lết trên ấy, mài mòn cả đũng quần, nhích từng chút một trong khi nó và em tôi chạy qua chạy về như không. Nhờ chị họ tôi mà tôi không liều mạng theo nó làm những trò nghịch ngợm khác của bọn con trai. Nếu nó và em tôi nhảy xuống suối đập tay đập chân vùng vẫy trong đó thì tôi và chị tôi ngồi trên bờ, thò chân xuống dòng nước đục ngầu khuấy bùn chơi. Nếu nó tìm cây chọc ổ rắn thì hai đứa tôi nhút nhát đứng nép bên vệ đường, sẵn sàng bỏ chạy nếu có con rắn nào phóng ra. Nếu nó leo tuốt lên ngọn cây tìm ổ chim thì hai đứa tôi đứng dưới gốc, chờ lượm nó lên nếu nó xảy tay ngã xuống.

Bây giờ chúng tôi đã quá nửa đời người. Kỷ niệm ngày thơ chỉ tìm thấy lại khi gặp nhau. Nó đi vượt biên khai tụt tuổi xuống nên bây giờ nó “trẻ” hơn tôi cả bảy tám tuổi. Nó bảo đã quyết định khai tụt tuổi thì chơi tới bến luôn. Hậu quả là khi tôi về hưu, nó vẫn phải tiếp tục đi cày thêm dăm năm nữa, he he. Tôi và nó ráp lại không còn phá phách như xưa nhưng chúng tôi ngấm ngầm chia xẻ với nhau thời thơ ấu, chia xẻ với nhau cuộc sống bận rộn bây giờ, chia xẻ với nhau mối lo toan về con cái, về công ăn việc làm, về đời sống hàng ngày tiếp diễn, cho dù có ở bờ đông hay bờ tây hay ở miền Trung Mỹ.

Tiễn nó đi Tennessee, tôi không khỏi ngậm ngùi vì những gì mình tìm thấy lại qua những câu chuyện của nó. Tôi hẹn nó gặp lại nhau ở rặng núi Smoky Mountain, cách nhà nó không xa. Thật tình mà nói, 18 năm vừa rồi là một khoảng cách quá xa, tôi không muốn thêm chừng đó năm nữa mới gặp lại nó. Tôi sợ khi ấy nó và tôi sẽ là những ông bà cụ lọm khọm, trí óc sẽ lu mờ và ngày xưa thơ ấu kể ra như là của ai chứ không phải của mình nữa. Và nhất là tôi sợ không được nhìn thấy ánh hồi ức lóe sáng lên trong mắt nó như bây giờ. Trong mỗi đứa chúng tôi vẫn là đứa trẻ ngày nào, tôi tin vậy.
Tôi chờ gia đình nó ổn định ở Tennessee xong là tôi lên đường, vừa gặp lại nó vừa khám phá rặng Smoky Mountain. Tất nhiên Smoky Mountain vẫn luôn luôn ở đó, chẳng biến đi đâu được, nhưng thời gian sẽ không chờ chúng tôi, chờ đợi tình thân tuổi nhỏ của chúng tôi.
Mong mau gặp lại nhau nhé, Hưng Rèo.

Lan Hương
Fort Worth 07/10/2015

(Hình minh họa (trừ thác Cam Ly) do Quỳnh Giao chụp trên chuyến du hành về miền Tennessee)


Suối Cam Ly