Pages

Monday, December 22, 2014

Bastogne ngày ấy (Tố Mai)


Bastogne là một thành phố nhỏ nằm trên vùng núi cao nhất của Bỉ. Gọi là cao nhưng cũng chưa phải như những ngọn núi nhọn hoắt của dãy Alpes quanh năm tuyết phủ. Ở đây mùa đông đến sớm hơn và mùa xuân về muộn hơn so với dưới đồng bằng thành phố nơi tôi ở. Định cư ở xứ này hơn 20 năm vậy mà tôi cũng chưa một lần đến đây mặc dù vẫn thường nghe nói về địa danh này. Chả là vì nơi đây đã xảy ra một trận chiến ác liệt trong năm cuối của Thế Chiến Thứ Hai, trận đánh vùng Ardennes, nổi tiếng không thua gì  trận Normandie với ngày đổ bộ D Day lịch sử. Nhất  là ở bên kia bờ Đại Tây Dương, vì quân lính Mỹ đã nằm xuống rất nhiều ở đây, hơn cả ở bờ biển Normandie ngày đổ bộ. Có lẽ người Mỹ khi nghe nói đến Châu Âu thì chỉ biết liên tưởng đến Normandie và Bastogne nơi đã ghi đậm dấu chân ông cha họ.
Năm nay ở Bỉ lại tổ chức rất lớn kỷ niệm trận đánh Ardennes với ba ngày lễ lạc, diễu hành các thứ. Tình cờ xem TV truyền  lại chương trình này tôi chợt thấy ở Bastogne trời đang đổ tuyết, vua quan đang đội nón mang dù đi dưới các bông tuyết đang rơi và cảnh vật chung quanh thì trắng xóa. Ôi tuyết đầu mùa như mời gọi, thế là chúng tôi quyết định hôm sau đến thăm Bastogne, một công đôi việc, trước là đi xem tuyết, sau là thăm nơi kỷ niệm trận đánh Ardennes . Tôi vốn rất thích  tìm hiểu về lịch sử; ngày xưa đi học, về môn này khi nào tôi cũng đứng nhất! Các sách vở minh họa, hồi đó chỉ lù mù không rõ ràng lắm, nhưng 2 trận chiến Thế Giới I và  II tôi đều phải học thuộc nằm lòng. Nay vì đã được định cư ở một nước ở Châu Âu, bỗng nhiên mình thấy gần gũi hơn với lịch sử của họ và cũng muốn tìm hiểu thêm về những  gì các dân tộc ở đây đã phải chịu đựng trong quá khứ.

Sáng hôm sau chúng tôi lên đường. Trước khi đi, xem dự báo thời tiết, thấy nói  ở trên núi cao  nhiệt độ là 0°c và tuyết vẫn còn đọng lại đó như thêm mời gọi chúng tôi. Trong khi ở Bruxelles thì chẳng có gì cả, không mưa là may lắm rồi, lại còn le lói vài tia nắng yếu ớt! Dọc đường đi, nắng càng ngày càng nhiều hơn, có chỗ có sương mù bao phủ chẳng thấy gì, nhưng càng lên cao, càng thấy lạnh hơn. Và kìa, tuyết đây rồi ! Bắt đầu lác những bông tuyết còn đọng lại bên đường, rồi mỗi lúc một nhiều thêm. Sau thành phố Liège, cảnh vật bắt đầu trắng xóa với những hàng  thông bị tuyết phủ và các cánh đồng màu trắng lấp lánh dưới mặt trời. Xa xa là những ngôi nhà nhỏ miền quê đang nhả khói, cảnh vật thật thơ mộng y như như những tấm carte postale mùa Giáng Sinh ngày xưa. Tất cả đang ngập trong nắng mai; đẹp đến mê hồn! Chúng tôi đã phải dừng lại bên đường để kịp chụp những tấm hình để đời. Trời đất chứng giám cho nhé, ở Bỉ cũng có tuyết đấy chứ! Chả là dạo này vì toàn cầu đang bị hâm nóng nên thường mùa đông chẳng còn thấy tuyết đâu mà chỉ có mưa và mưa! Chúng tôi đi qua vùng Hautes Fagnes đến địa điểm cao nhất của xứ Bỉ là Barraque de Fraiture, nơi thỉnh thoảng cũng có đủ tuyết để thiên hạ lên đây trượt ski. Vẫn những rừng thông phủ tuyết trắng xóa trùng trùng điệp điệp, cứ ngỡ mình đang lên những vùng trượt tuyết nổi tiếng của Pháp!
Đến thành phố Bastogne, bắt đầu thấy thiên hạ đang kéo về đây, xe cộ đậu đầy bên đường, người  người hăng hái đi bộ, xen vào đó rất nhiều lính tráng với quân phục và quân cụ, phù hiệu đầy người. Tôi tự hỏi sao lại nhiều lính thế nhỉ, và chợt nhớ  ra hôm nay là ngày diễu hành và dân chúng tự hóa trang thành lính thời Đệ Nhị Thế Chiến để kỷ niệm trận đánh Ardennes. Lại còn các loại xe tăng  thiết giáp,  xe jeep, xe  moto của thời xưa đó cũng được mang ra chùi rửa đánh bóng và đang  kéo ra đầy đường. Chúng tôi len lỏi trong dòng xe cộ và người đó để đến đài kỷ niệm trên một ngọn đồi. Nơi đây đã được xây cất một đài tưởng niệm tri ân các người lính Mỹ đã ngã xuống để bảo vệ Bastogne và chặn đường tiến của quân Đức Nazi  manh nha đến chiếm cảng Anvers nhằm cắt đường tiếp viện của quân Đồng Minh  vào cuối tháng 12 năm 1944. Tượng đài hình ngôi sao 5 cánh, bên trên có khắc tên của tất cả 51 tiểu bang của Mỹ, trên vách tường là tên của các đơn vị đã tham chiến ở đây cộng với dòng chữ tóm tắt diễn tiến của trận đánh kéo dài hơn 1 tháng trời trong vùng này. Nơi đây cảnh vật đẹp tuyệt vời với tượng đài vươn cao trong nắng mùa đông, chung quanh là những hàng thông phủ tuyết trắng.
Đêm hôm  qua ở đây đã có buổi lễ lớn với show âm thanh và ánh sáng, thêm mục bắn pháo bông nữa. Một cầu thang xoắn ốc dẫn lên sân thượng, trên đây còn ngập tuyết giờ đã đông thành đá, trơn phải biết, phải bám vào lan can mà đi, và tôi cũng đã kịp thời chụp ếch một lần đau điếng. Từ trên cao, cảnh vật chung quanh thật đẹp,  xa xa là thành phố Bastogne nhỏ bé đang nép mình  giữa những núi đồi chập chùng. Ở đây tôi cũng gặp nhiều khách đến thăm, phần lớn là người Mỹ, từng nhóm từng đoàn với hướng dẫn viên du lịch. Chúng tôi có gặp một ông cựu chiến binh Veteran, mặc quân phục với đầy huy chương ngồi xe lăn được con cháu dẫn đến đây và được đỡ lên mấy bậc cầu thang. Thời ông có mặt và tham chiến ở đây đã 70 năm rồi, thuở đó ông đang độ tuổi thanh xuân đôi tám hai mươi có lẽ, giờ đây hồi ức về những gì đã xảy ra cho ông và các đồng đội chắc đang làm cho lòng ông se lại bùi ngùi.
Veteran
Mùa đông năm 1944 ấy còn khắc nghiệt gấp mấy lần hôm nay. Thuở  đó cũng có lúc sương mù bao phủ dầy đặc khiến máy bay đồng minh không đi trinh sát và đổ quân tiếp viện được, và bên dưới nhiệt độ còn xuống  – 15°C. Những đoàn quân cầm cự ở đây cũng như những thường dân ẩn núp trong các nhà kho hay  trong những hầm trú ẩn ký ức của họ  là gồm 3 chữ : lạnh, đói và sợ.  Quân Đức thời đó còn rất hung hãn vì mặc dù đang thua ở mặt trận phía Tây và phải rút lui dần về xứ, nhưng đã được lệnh phải dốc mọi sức lực  trong cuộc chiến vùng rừng núi Ardennes này như một  lần cuối vùng dậy cố gắng chọc thủng hàng phòng ngự của Đồng Minh. Một mất một còn, cả hai bên đều quyết chiến, và ở giữa  là thường dân cũng chịu nhiều số phận đau thương. Đó là chưa  kể những sự tàn sát vô tội vạ của quân Đức vào người dân thường và lính Mỹ họ bắt được. Ngày nay còn đầy di tích của cuộc chiến này trong vùng. Vậy mà tôi cũng thấy có một  xe ca mang bảng hiệu từ Đức sang đây thăm viếng nơi này. Hận thù rồi cũng phải xóa bỏ, họ không thể bị chịu trách nhiệm về hành động của một thiểu số người trong qua khứ. Tất cả đã là lịch sử rồi, ngày nay chỉ là ký ức để hồi tưởng, để khiến không bao giờ những cuộc chiến tương tàn như thế  xảy ra nữa! 
Patton and Mac Auliffe
Bên dưới đài kỷ niệm là một bảo tàng viện mới được sửa sang lại. Bên trong là lịch sử kể lại trận đánh then chốt của vùng Ardennes này với  một concept mới rất hiện đại: có audioguide tự động dẫn người xem đi, kèm theo lời kể chuyện của 4 nhân vật có thật còn sống sót trong cuộc chiến này: đó là một cậu bé 13 tuổi sinh trưởng trong vùng, một cô giáo làng trong hàng ngũ kháng chiến, một sĩ quan Mỹ nhảy dù xuống trong rừng Ardennes, và một sĩ quan Đức sau bị bắt làm tù binh. Như thế chiến tranh được nhìn qua mắt của 4 nhân vật tiêu biểu,  với những cảm nghĩ khác biệt nhau. Cuối cùng cả 4 nhân vật đều tập trung trong một hầm trú ẩn. Trong tiếng bom đạn ầm ầm bên ngoài, trong nỗi lo sợ hoang mang thì tiếng đàn phong cầm của cậu bé (cậu bé khi  chạy đi nhất định mang theo cái phong cầm nhỏ bé của mình) như đã xoa dịu đi tất cả. Chiến tranh như đang lùi lại và tiếng đàn dìu dặt đưa mọi người đến một bến bờ bình yên đến kỳ lạ. Mặc dù chỉ trong chốc lát nhưng lại mang một ý nghĩa rất đặc biệt, đó là nỗi khát khao  hòa bình của mọi con người trên trái đất này. Cuộc thăm viếng viện bảo  tàng này rất đặc biệt và gây nhiều ấn tượng  với cách sắp xếp rất hợp lý, với những show bằng hình ảnh và âm thanh làm  sống lại gần như thật hoàn cảnh lúc bấy giờ.
Đến cuối tháng giêng năm 1944 thì Bastogne được hoàn toàn giải phóng nhờ quân đoàn của tướng Patton, vị tướng anh hùng rất được lòng  quân lính của mình. Từ vùng Verdun bên Pháp ông được lệnh rẽ ngang bẻ quặt  bước tiến thẳng về phía Ardennes này để giải vây cho đoàn quân nhảy dù của tướng  Mac Auliffe ở đây . Trận chiến Ardennes chấm dứt với cái bắt tay lịch sử của 2 vị tướng trong tổng hành dinh, tức một nhà kho ở giữa Bastogne, chấm dứt vĩnh viễn tham vọng bá chủ toàn cầu của Hitler.

Sau đó chúng tôi ra phố chính của thành phố, ở đây cuộc diễu hành vừa xong, các xe thiết giáp đang tìm đường ra, các xe jeep, các loại mô tô  chen chúc nhau với người đi bộ và lính tráng đủ kiểu. Không khí như còn đang sôi lên như ngày lễ hội hóa trang lớn. Tản bộ vào sâu trong phố là khu chợ Noel, đầy dấu tích của lính Mỹ như hồi xưa khi Saigon được giải phóng.  Sau đó trời bắt đầu tối rất nhanh, rồi đột nhiên sương mù trùm xuống bao phủ lấy mọi vật. Những ánh đèn trang hoàng lù mù trong sương. Mọi người hối hả ra về, hoặc đã nhảy vào trong các quán bia bên đường. Chúng tôi cũng vội vã lên xe ra về, trong lòng hơi hoảng không biết sương mù thế kia làm sao biết đường mà về? May quá, lần này GPS lại chỉ một lối khác, không trở lại Hautes Fagnes, vì thế không còn thấy tuyết đâu nữa và cũng không bị chìm trong màn sương mù đột nhiên kéo ập đến.
Thế là xong một ngày đẹp trời, với phong cảnh mùa đông tuyệt đẹp và một chuyến hành trình về kỷ niệm lịch sử đầy thú vị .
Lần sau các bạn bè có ghé đến xứ Bỉ này, chắc chắn sẽ được dẫn đến đây thăm viếng, lúc đó cũng hy vọng có trời nắng đẹp như hôm nay.

 

Tố Mai ( 14 – 12-2014 )

Wednesday, December 17, 2014

Đêm Noël (Phan Đình Kiểm)


Hương, Đạo
Ba Má cùng cả nhà chúc hai con và các cháu một đêm Noël thật vui và sang năm mới được vạn sự như ý.
Ba, năm nay đã yếu, chân tay khòng khèo, đi không vững, cầm không chắc, các con thấy chữ viết của ba thì các con biết tay ba lỏng lẻo.
Tuy vậy, hàng ngày ba vẫn cố tập thể dục độ nửa giờ và đi bộ một giờ. Má thì cũng chẳng hơn gì, vai vẫn đau, nhưng vẫn phải đi chợ xa mua sắm đồ cần dùng. Từ hôm qua đến nay má xuống nhà con Thảo để trông nom con Thiên Ân nó đau.
Con Mai thì bảo ba má già rồi, tất nhiên phải yếu, thuốc thang chỉ đỡ phần nào thôi.
Ba gởi kèm theo đây bài Đêm Giáng sinh.




Đêm Noël
25-12-2001

Ngoài trời lạnh mây mờ u ám,
Trong nhà vui sưởi ấm tình thân.
Đêm Noël như vẫn mọi lần
Quây quần lại mong ân Thượng Đế
Cho bình an trần thế quanh năm
Ánh đèn màu nhẹ đuổi tối tăm
Soi thế sự thăng trầm mờ tỏ.
Cành thông xanh chạm gió lung linh
Gánh đèn hoa nặng tình non nước.
Cũng mùa này thuở trước Chúa sinh
Trong máng cỏ an bình thánh thể.
Đêm nhớ Chúa vui để dài lâu,
Vui vui mãi không bao giờ hết.

Thức thêm khuya mỏi mệt gì đâu,
Chén rượu nồng cùng nhau say sỉnh.
Đời thêm hoa yên tĩnh muôn phương.
Lũ trẻ thơ dễ mến, dễ thương,
Đua nhau hát Nghê Thường một khúc.
Âm thanh bay cảm súc trời mây.
Tơ đàn rung lung lay ngọn nến
Gợi lòng người nhớ bến thuyền hoa.
Vui đêm nay trẻ cũng như già,
Lòng mênh mông mặn mà thắm thiết.
Lại một năm bắt đầu sắp hết,
Thân chúc nhau đẹp tiết mùa xuân:
Như mai vàng, hồng vân trôi nhẹ
Như đào thơm nửa hé hoa non,
Như cúc lan đang còn đua nở
Như giấc mơ tiên nữ xuống trần…
Nơi đất lạ ít ỏi người thân,
Mấy ai quen, tinh thần gắn bó.
Bâng khuâng lòng như quên như nhớ;
Quê hương cũ, bé nhỏ thương yêu,
Có bớt chăng ít nhiều vất vả,
Hay vẫn còn tất cả như xưa.
Thôi quên hết để chờ xuân tới,
Đời đẹp thêm phấn khởi thêm hương.
Đêm vui, vui họp thân thương,
Ngàn năm muốn mãi đi đường vinh quang.
Noël muôn thuở huy hoàng.

Bruxelles, 10 – 12- 2001

 


Friday, December 12, 2014

Thôi ráng đi (Lan Hương)





Sau mười ba tiếng đồng hồ vừa bay vừa chờ dài cổ ở phi trường, cô bị vứt cái oạch vào thành phố bé tí hin này. Tiếng gọi tình yêu bảo cô để lại phố phường đô hội sau lưng và rồi đối diện với cánh đồng bắp trụi lủi, xám xịt, lạnh lẽo trước mặt. Mùa đông trên nước Mỹ có muôn hình vạn trạng. Chỗ cô đang đứng lúc này tuyệt nhiên chưa có tuyết, chỉ có màu xám chì của bầu trời, màu nâu đen của lá mục và màu cỏ chết vàng quạch, cộng thêm một con bò to đùng nhồi rơm tên Ben đứng trong tủ kính buồn rầu nhìn cô. Sau này cô sẽ yêu mến màu lá xuân xanh biếc của hai cây sồi trước cửa nhà, mùa thu hàng cây Elm lá rơi như mưa vàng trong công viên Highland Park, và mỗi độ đông về, tuyết êm đềm phủ trắng xóa các mái nhà. Cô chẳng phiền lòng tí nào khi sống ở một nơi chốn đìu hiu, cô quạnh. Vợ chồng mới toe, ngôn ngữ mới toe, quê hương mới toe, cô rất hăm hở với cái mớ mới toe đó.
Như ngày hôm qua ra Walmart, cô lạ lẫm nhìn ông già Noel đứng lắc quả chuông bạc leng keng vui vẻ bên cái thùng đỏ đề  dòng chữ Salvation Army.   
-          Em này, mình phải mua quà cho…à…tổng cộng 9 người.
-          Sao cơ?
-          Chín người, có ba mẹ, anh…chị…em…cháu…Mình mua quà cho tất cả mọi người trong nhà.
-          Mọi người á?
-          Ừ.
-          Không chừa một ai?
-          Ừ.
-          Nhà anh có nuôi chó,mèo gì gì không?
-          Không. Sao em hỏi vậy?
-          À, không có gì.
-          Tốn tiền, nhưng thôi mình ráng vậy….
-          Sao mình không chơi bốc thăm? Mỗi người chỉ cần mua một món, quà Noel chỉ để vui thôi mà…
-          Nhưng nhà anh thích mua quà cho tất cả mọi người. Họ thích đi shopping lắm.
-          Nhưng mình không thích shopping, không thể mua nhiều quà, anh biết mà, mình không có tiền. Chơi bốc thăm đi.
-          Không được đâu, bị chửi thối tai bây giờ. Làm vậy họ bảo mình bần tiện. Mà em đừng có làm họ cụt hứng chớ. Mua sắm là thú vui duy nhất của người ta mà, dư công mua cả đống  rồi ngày hôm sau đem trả sạch. Mấy người đó không có đi bộ ngắm cảnh hàng giờ như em được,  nhưng đi shopping nguyên ngày chẳng thấy ai than phiền gì. Chỗ nào có đại hạ giá là có mặt nhà anh liền.
Cô thở dài, thôi đủ rồi.


Noel 2014
Khi cô ráng diễn giải những tâm trạng ở tận cùng giới hạn của mình bằng tiếng nói,  trong cổ họng cô chỉ phát ra được một âm thanh duy nhất, và nếu phải viết nó ra, thì là như vầy “~?”.

Cô nói “~?” khi nhìn thấy cây Noel giả trong góc nhà. Cô nói tiếp “~?” khi nhìn thấy 9 * 9 = 81 gói quà chất đống dưới gốc cây. Và cô kịp nuốt lại "~?" trong họng mình khi nhìn thấy một khuôn mặt to gấp mười lần mặt người thường đang nhìn cô chằm chằm từ cái tivi 55 inches. Từ đó, mỗi lần đi ngang qua nó, cô lại dè chừng để khỏi phải giật mình nhảy dựng lên, cô chưa biết rằng mặt người to đùng chẳng là cái thá gì so với cường độ âm thanh và sức bền bỉ dai dẳng của nó.
Tivi đang chiếu một trận football sôi sùng sục mà cô là khán giả duy nhất. Cô tìm thấy cái điều khiển tivi, vui vẻ bấm cái nút đỏ tắt nó đi. Căn phòng thở phào. Ngay sau đó, một người từ trong phòng ngủ lệt xệt đi ra, nhìn cái màn hình tối đen, chẹp miệng cái chách rồi với tay bấm cái nút xanh. Các cầu thủ tiếp tục chạy hùng hục trên sân. Người bấm nút đi vào bếp, uống một ly nước, ngừng một giây trước cái tivi rồi vào phòng lại. Cô nhìn đám cầu thủ vật nhau huỳnh huỵch, nhìn cái nút màu đỏ, quyết định chờ thêm 2 phút nữa, rồi tắt phụt.
-          Ủa, hết game rồi à? Thôi mình coi phim Tàu nghe. Tuồng này hay lắm. Hai gia đình ghét nhau, nhưng thằng con trai nhà này thương đứa con gái nhà kia mà không lấy nhau được. Tội nghiệp hết sức. Ôi chà, khóc lóc dữ lắm à nha. Coi đi em, đừng tắt tivi, cứ để đó cho chị.
Nghe có hơi hướng Romeo và Juliette. Cô liếc nhìn cuộn băng video, đến tập thứ 21 rồi mà Juliette Tàu chưa uống thuốc độc còn Romeo tóc tết đuôi sam đang bận bảo ban “Thôi hổng dám đâu. Chào muội, muội đi bảo trọng”. Cô nhìn chằm chằm vào cái nút màu đỏ, hy vọng tự nó sẽ biết phải làm gì. Vô ích. Cô buột miệng “~?”.

-          Hôm nay nhà đông há? Con dâu mới của bác à? Từ Bỉ sang hả? Bỉ là ở đâu hè? Bác chưa nghe nói đến à nghen. Pháp có Pa Ri mà sao không ở đó, ở chi cái xó đó con. Thôi qua Mỹ vầy là khá hơn rồi.
-          Tiếng Pháp á? Xà vá toa? Com xì, com xà, mẹc xà lù? Oải, oải…Bác có học tiếng Pháp hồi nhỏ đó. Mà con có biết đánh bài không con? Binh xập xám dễ học lắm. Cù lũ, sảnh, thùng, tám chi, hai đôi, có thùng không có nắp cầm chắc là thua. Ngồi vào đây một chân đi.
-          Nhà đông, mình lập hai sòng nghe bác. Đây, để con đẩy cái cây Noel vào góc này cho rộng chỗ. Sang năm chắc tìm  mua cái cây nào nhỏ hơn, nghe nói Walmart ngày 26 này hạ giá tới 70% đó. Còn sớm mà, đến tối mình mới ăn Noel bác, tha hồ chơi. Hôm qua con mới mua hai bộ bài mới, lấy ra xài liền nè.
Cây Noel giả cúi đầu lủi thủi lùi tít vào góc nhà nhường chỗ cho sòng binh xập xám. Cô cúi đầu xem đồng hồ.
-          Anh à, một giờ chiều rồi.
-          Ừ.
-          Là tám giờ tối bên Bỉ...
-          À há.
-          Mọi người đã tụ tập lại nhà Ba Má dưới Hal rồi…
-          ??
-          Mà không có em…
Những khi buồn cô hay vẽ hình con kiến. Không hiểu tại sao. Con kiến cô vẽ trông như thế này. Tùy theo tâm trạng của cô mà con kiến có cái miệng như vầy: toe toét ), rầu rĩ  (, dửng dưng --. Lúc đó trong đầu cô hàng ngàn con kiến miệng kiểu ( lũ lượt xuất hiện. Cô rút vào phòng ngồi đếm đàn kiến của mình. Một con bỗng dưng biến thành giọt nước mắt trong suốt, lặng lẽ rơi xuống tay cô, rồi đến con thứ hai, và nhanh như chớp, cả đội quân kiến của cô thành biển nước mắt, nhấn cô chìm vào nỗi nhớ nhà tuyệt vọng.

-         Thôi nghe, mình dừng ở đây, đi ăn uống cái đã . Ăn nhanh rồi mở quà nữa.
-          Ừ đúng rồi đó. Mà em thay áo đầm ra đi, nhập gia tùy tục chớ, mình trong nhà với nhau có ai khác đâu mà màu mè. Mặc đồ ngủ lát nữa ngồi mở quà cho khỏe em.
-          Đúng rồi. Mặc áo đầm sao ngồi đánh bài cho thoải mái được chị. Tối nay em xui, thua hoài. Mở quà xong là phải chơi tiếp cho tui gỡ vốn lại đó nghe.
-          Vậy ăn nhanh lên cho rồi! Nè, đưa cho tui cái đĩa giấy với cái muỗng nhựa kìa. Không mua được đũa Tàu ăn xong vứt luôn hả bà? Mình xài đồ giấy như vầy khỏe re, khỏi mắc công rửa chén ha.
-          ~?
-          Chị nói gì?
-          À, không có gì...Bị sặc….
Thôi đủ rồi.

-          Đây là quà của Ba cho con.
-          Đây là quà của Mẹ cho con.
-          Hai người hai gói, Ba Mẹ chơi sang há?
-          Quà của ông nội nè, bà nội có quà khác.
-          Ba Mẹ có chụp hình chung không thì đứng vô?
-          Thôi để ông ấy chụp một mình, lát mẹ chụp sau.
Cô ngửi ra mùi thuốc nổ nồng nặc khắp phòng, và Thần Chiến Tranh đứng trong góc nhà nham hiểm cười.



-          Sao đứng ngoài này lạnh con? Vào trong nhà xem văn nghệ đi?
Cô nhìn khung cửa sổ mù mịt hơi nước rung lên bần bật vì ca sĩ cây nhà lá vườn cộng với cái micro đang hát với tất cả tấm lòng. Cô lo cho cái màng nhĩ của mình nên lấy cớ thoái thác:
-          À, con đang đi tìm hang đá.
-          Hang đá nào?
Làm sao giải thích được một cái hang đá trông như cái hang đá ở nhà thờ Con Gà Dalat năm xưa? Cô đầu hàng và đi vào hội trường nhà thờ đang ngập ngụa trong mùi hương chả giò và thịt nướng. Hai cái loa to đùng ra sức giết chết mầm non văn nghệ một cách không thương tiếc. Theo thói quen mấy ngày nay, cô đảo mắt đi tìm cái nút màu đỏ. Bất kể nút kiểu cỡ gì. Hoài công thôi. 


Buổi chiều cô không đếm kiến nữa mà vơ vẩn nhìn hình Chúa Jesus được treo trong phòng ngủ. Chúa cúi đầu nhẫn nại nhìn cô, cô nhìn lại, tự hỏi Chúa đang ở đâu, Chúa đang làm gì thì những mẩu đối thoại ngoài phòng khách kéo cô về với hiện tại. Mới đầu thì nhỏ, sau to dần và kết thúc bằng tiếng gào thét. Cô hoảng hốt đâm bổ ra. Thần Chiến Tranh ngồi vắt vẻo trên chùm đèn cười sằng sặc trong khi bố mẹ chồng cô lên gân cổ quát vào mặt nhau. Đặt dấu chấm hết rõ to cho một mối quan hệ vợ chồng hơn ba mươi năm, con cái một đàn.
Và cũng coi như chấm dứt luôn một mùa Giáng Sinh trong đời cô.
Cô không biết khi mình để trôi tuột mất một cái gì đó rất lớn lao trong đời mà không cách gì nắm giữ lại được, thì cô sẽ phải vẽ ra cái gì đây? Black hole chăng? Hay vũ trụ không có hành tinh nào cả? Hoặc tinh cầu không chút ánh sáng? Một mặt trời tắt ngủm? Cây cầu vồng không còn màu sắc?
Cô chẳng nhớ mình đã kể cho Má nghe những gì về cái ngày Noel đầu tiên trên xứ người  ấy, nhưng sau đó mỗi khi hỏi cô năm nay có về nhà chồng ăn Noel không, Má thường chép miệng thêm một câu “Thôi ráng đi”. Còn cô thì gào lên “~?”.
Thôi đủ rồi.


Lan Hương (Fort Worth, Dec 2014)

Wednesday, December 10, 2014

Cây Noel đầu tiên (Hương Quỳnh)


 
Thuở còn ở Viêt, Nam, tôi căm ghét những ngày lễ hôi, như Noel hay Tết. Nhà buôn bán bia và nước ngọt, người ta càng ăn mừng, chúng tôi càng khổ. Tiền vào túi người lớn như nước, chúng tôi bị sai vặt, chạy khắp Sài thành để giao hàng.

Sang xứ người, nhà tôi vẫn tất bật buôn bán. Lễ tết, thiên hạ đổ xô đi mua sắm, chỉ làm giầu cho con buôn. Nhà tôi bán lẻ tiệm xăng, ngày lễ ngày tết, chẳng ai đến đó mua quà.

Cho đến một hôm, tôi bị mời đi dự tiệc Noel. Áo quần bảnh bao đến nơi, thấy ai cũng mang một món quà để chơi trò Voi trắng. Chủ nhà thấy tôi đi tay không, vội gói ghém cái gì đó dúi vào tay tôi. Trò chơi vô duyên, sao mà mọi người có thể hào hứng với những món quà vô nghĩa. Tôi cũng trúng được một món, ra về bỏ quên lại nhà chủ nhân, thôi huề …

Ngày tôi lấy vợ, đám cưới gần ngày Noel, không trốn được. Cưới xong tôi tưởng xong việc, vợ chồng có thể đi tuần trăng mật, nhưng nhà tôi bảo, phải ăn Noel đã. Nhà vợ đạo Phật, nhưng mỗi người một việc tất bật chuẩn bị đón Chúa Giáng Sinh, chỉ không thấy ai đi nhà thờ. Tôi đóng vai khách, không phải làm gì nhiều, chỉ ngồi cười cười, không đến nỗi nào.

Thế rồi những năm sau, mỗi Noel, tôi đều bay về nhà gia đình vợ thăm vợ con, nhưng bay ngày Noel giá máy bay rẻ, có lý do để không phải đóng kịch đêm Noel. Thuở đó chúng tôi còn nghèo, lý do kinh tế được phê chuẩn hợp lý.

Một ngày kia, đất nước Hoa Kỳ thỏa thuận cho vợ con tôi sang định cư luôn với … tôi. Biết đâu bao nhiêu bất ngờ đang rình rập lấy đời tôi. Trước Noel vài ngày, nàng tuyên bố phải đi mua cây thông. Thông giả bằng nhựa bán đầy ngoài chợ, nhưng nàng bảo nàng không quen cắm hoa nhựa, lọ là cây thông nhựa. Đúng là vứt tiền qua cửa sổ, làm giầu cho con buôn. Cây thông mang về đứng chễm chệ một góc nhà. Tối tối đi làm về, mẹ con xúm nhau cắt giấy bạc làm dây kim tuyến. Những con thiên thần bằng giấy cũng được cắt xén cẩn thận. Sau khi đút cho con ăn suốt 3 tiếng đồng hồ được 32 muỗng, tôi cảm thấy hài lòng với vai trò làm bố, tính đi ngơi thì bị gọi giật ra đi treo đèn cho cây Noel. Mấy trăm ngọn đèn bé xíu thắp sang cây thông, đứa con vỗ tay, mắt vợ mắt con long lanh. Sau đó nàng cẩn thận giăng dây kim tuyến trang hoàng cây thông.

Đêm Noel đèn trên cây thông bỗng tắt phụt. Tối thui. Nàng chỉ định ngay cho tôi phải sửa, vì tôi là kỹ sư điện. Nghĩa là lần tìm ra bóng đèn bị cháy, tháo vứt đi, những bóng còn lại sẽ sáng. Còn hơn mò kim dưới đáy bể. Cực kỳ vô lý! Không có đèn có chết ai đâu, đèn trong nhà vẫn sáng trưng! Riêng đứa con cũng chẳng đoái hoài, nó còn đang mải miết với mấy gói quà vứt la liệt. Tôi quyết định lên tiếng, bị ép mấy tháng nay, từ hồi dọn về căn nhà mới, thế cũng đủ rồi! Cây thông nàng bắt tôi khiêng về, mặc cho tôi phản đối. Thấy tôi phản kháng quyết liệt không chịu sửa, nàng lặng lẽ cho con đi ngủ, rồi lái xe ra khỏi nhà.

May quá, gia đình vợ ở mãi tít bên kia bờ đại dương, gia đình cô em vợ ở tận miền Bắc, nàng sẽ không đến nhà ai để kể tội tôi được! Mà tôi chẳng có tội tình gì. Thiếu gì mấy đứa bạn tôi phải phục vụ nhà vợ, thật nhục. Đã thế bố vợ, mẹ vợ, chị vợ, anh vợ lâu lâu còn lên lớp vào mặt. Tôi may mắn, chẳng khác gì lấy vợ từ trại mồ côi. Còn nàng đi đâu trong đêm tối, chuyện của nàng, tôi đâu có đuổi ai ra khỏi nhà đâu. Tôi biết nàng từ hồi đi học, cái đầu cứng lắm, chẳng bao giờ làm chuyện rồ dại, như nhảy xuống sông, hay đâm xe vào cầu freeway. Chẳng sợ, chẳng lo! Nàng thương con lắm, chừng nào nàng mang nó theo mới tính. Mà biết đi về đâu kia chứ? Không họ hàng, không bạn bè, không có ai tôi phải lo bị bêu riếu.

Căn nhà mọi ngày cũng không náo nhiệt cho lắm, nay càng tĩnh mịch hơn. Tôi chỉ tiếc, giá không có đứa con đang ngủ trong nôi, mình ra phứt ngoài quán cà phê, tha hồ tán dóc với mấy thằng bạn … Lâu ngày không gặp cũng nhớ những buổi đàm luận bên ly cà phê, “free refill”, toàn chuyện đại sự, đâu có mà nhỏ nhặt như bóng đèn trên cây Noel.

Càng nghĩ càng tiếc thời gian sống độc thân. Không ai bắt mình làm gì. Ngày ngày đến sở cạo giấy, lấy tiền về bỏ ngân hàng. Cơm nước thì đã có những hàng quán ngon hơn cả quán bên nhà. Tự do đi lại, không ai hỏi đi đâu làm gì, và nhất là không phải mân mê những bóng đèn bé xíu ngu xuẩn. Tôi không nhớ thành ngữ này ở đâu ra “Nếu bạn đưa cho họ bàn tay của bạn, họ sẽ nắm luôn cả cánh tay bạn, và không chừng họ sẽ … nuốt chửng cả bạn”. Ấy chết không được!

Tôi quen sống một mình, nàng quen sống theo bầy. Nay làm con chim lạc đàn, nàng phải đi tìm đàn khác. Nàng tin gia đình tôi sẽ là một đàn mới cho nàng hội nhập. Còn lâu! Nàng mà nhập đàn với gia đình tôi, nàng sẽ gẫy cánh, còn tôi sẽ tử thương giữa chiến trận đôi bên.

Nàng đi tìm niềm vui tinh thần, một ảo vọng mơ hồ đến tôi cũng không hiểu được nàng muốn gì. Thà như gia đình tôi, các cô em họ chỉ mơ cái nhẫn hột xoàn càng ngay càng to. Nếu cố gắng làm việc, được lên lương, mua nhẫn hột xoàn dễ ợt! Còn cái ảo vọng về hạnh phúc của nàng quá mơ hồ, không đong đếm được, lương của tôi bây giờ hoặc chán vạn năm sau cũng không mua nổi!

Những bóng đèn có thắp sáng cây Noel đêm đó cũng sẽ không vừa lòng nàng, nàng sẽ tìm ra cớ khác để thất vọng vì không bao giờ tìm lại được đàn chim cũ trong quá khứ của nàng. Đừng trông mong vào tôi, mỗi người có một cung cách sống, tôi không được đánh mất cái tôi. Gia đình bây giờ mới có ba, sắp có bốn nay mai, thế cũng đủ chán.

Hài lòng tột độ vì hoạch định thật vừa phải cho tương lai, yên tâm vì cây Noel tối như đêm ba mươi sẽ không bốc cháy bất tử như tin tức tràn ngập trên TV, tôi đi ngủ. Ngày mai nếu nàng không về, sẽ tính sau.
Houston (December 2014)
 

 

 

 

 

Ôi những mùa Giáng Sinh! (Tố Mai)

   Tháng 12 đến , trời đổ lạnh đột nhiên , nhiệt độ xuống dưới 3°C . Hôm qua ở đây đã có tuyết rơi  đầu mùa , chỉ là một lớp mỏng dính nhưng cũng đủ nhuộm trắng những cánh đồng, những cành cây khẳng khiu còn gắn vài chiếc lá vàng  đong đưa của mùa thu  sót lại . Thu chưa đi hết mà đông đã đến  , nó đổ xuống thình lình làm mọi người sửng sốt và hốt hoảng ; chả là đã quen với nguyên một tháng 10 ấm áp , với ngày 1-11 ngập nắng y chang như đang ở giữa hè  .Cây cối chưa kịp đổi  hết màu xanh sang màu vàng thì cái lạnh đã ập đến . Lạnh thì đã đành nhưng cái đau khổ nhất là bầu trời luôn xám xịt và nặng như chì cả từ 10 ngày nay .  Giật mình nhìn lịch  thì …eo ôi chỉ còn 3 tuần nữa là đã đến Giáng Sinh rồi ! Mà cũng không thể quên được ngày này vì các cửa hàng , các báo quảng cáo lúc nào cũng tràn ngập hình ảnh ông già Noel với các thứ quà cáp , nào là các vật liệu trang trí cây thông , nhà cửa , các loại đèn đủ màu đủ sắc . Ở đây ngày 6-12 là ngày lễ thánh Nicolas  , cũng ông già râu trắng áo choàng đỏ xuất hiện phát quà cho các trẻ em ngoan .
Lúc đầu dến định cư ở xứ này , tôi vẫn cứ lẫn lộn ông già Noel là thánh Nicolas sao ? Mà sao lại phát quà vào ngày 6-12 chứ không phải ngày lễ Noel  ? Từ thuở ấu thơ tôi chỉ biết có ông già Noel vào đêm 24-12 vẫn tụt ống khói xuống từng nhà , lặng lẽ  đến để từng món  quà cho các em bé  bên gốc cây thông đã được thắp sáng . Thánh Nicolas không đến bằng ống khói , không đợi đến ngày 24 mà đã đến từ ngày 6 -12   , nhưng lại được tháp tùng bởi một ông da đen cầm roi để phạt những em bé hư . À ra thế , xử án phân minh cho rõ trắng đen , ngoan thì được quà , hư thì ăn roi ! Những ngày này với không khí tấp nập tưng bừng và háo hức đón chờ ngày lễ cổ truyn các loại , tôi không thể không nghĩ đến những ngày lễ Giang Sinh đã qua trong đời mình .
Ngày lễ Giáng Sinh của tôi nếu đếm đầu ngón tay cũng được hơn 5 lần 10 ngón chứ ít sao ! Từ cái thuở bắt đầu có một chút trí khôn nhưng thật nhiu tưởng tượng  , với sự đồng tâm đồng lòng của  Hà , bà chị họ  tôi và cả một lũ em a dua và theo đuôi ,  tôi đã có được những cái lễ Giáng Sinh đầu đời do mình  sáng chế . Gia đình tôi  không có đạo nhưng chúng tôi đã quyết định phải “ ăn “ Noel cho ra hồn giống như thường được mô tả trong sách vở hay qua những hình ảnh  . Dự án này chúng tôi chỉ thì thầm bàn tán với nhau , tuyệt đối không cho người lớn biết , không dám xin tin để mua bất cứ thứ gì , phải tự làm lấy hết .
Đầu tiên là cây Noel , cái đinh của tất cả các lễ Giáng Sinh . Không có cây Noel thì chả ra cái thể thống gì cả , nhất định phải có bằng được một cây thông . Dễ thôi , gia đình chúng tôi ở Dalat xứ ngàn thông thì làm gì mà không kiếm được một cây cho ra hồn ! Nhưng lấy ở đâu , làm sao khuân nó v nhà ? chúng tôi đã lên kế hoạch cả rồi .Nhà chúng tôi ở gần khu Lê Lai , khu hồ David toàn những  biệt thự , gần thác Cam ly  , gần Huyện Mọi , những lần đi dạo chơi qua đây thấy đầy những rừng thông , thông lớn thông bé cùng khắp , quả là không thiếu . Nhưng có được chặt và mang đi hay không , đó là chuyện khác . Trong đầu óc non nớt của chúng tôi , cây mọc giữa rừng là của thiên nhiên , không của ai cả , nó không có chủ , nghĩa là chúng tôi có thể đến lấy mang v được ; có thật vậy không ? Vẫn có cái gì đó không ổn . Để tránh hậu sự , chúng tôi sẽ đến chặt và mang nó đi vào lúc chạng vạng tối , lúc đó không có ai để ý và nhìn thấy thì vẫn tốt hơn . Đã quyết định như vậy chúng tôi chia nhau đi tìm một cây thông ưng ý , túc là không to quá chứ không thì làm sao một lũ con nít có thể tha nó v nhà cho nổi ? Một cây thông có dáng đẹp , tức là cành phải xòe rộng bên dưới và nhọn bên trên ; mỗi đầu cành phải có một ngọn búp màu vàng , để trông xa cứ như là đã được tháp sẵn nến ! Sau khi đã chấm được một cây , chúng tôi đánh dấu vị trí kỹ càng . Hôm sau , chờ lúc trời bắt đầu v chiu , chúng tôi chuẩn bị sẵn sàng dao phay , dây nhợ kéo nhau đến vị trí chiến lược . Rùng thông êm ả không có ai ngoài bọn nhóc , lá thông rì rào một  điệu nhạc êm tai ; chiu tà dần xuống . Ở Dalat mùa đông trời có lạnh hơn nhưng không còn những cơn mưa dầm mùa hè nữa , trời lúc nào cũng có nắng hanh vàng , đây là thời gian đẹp nhất của thành phố này .
Sau vài nhát chặt của bọn con trai khỏe tay khỏe chân , cây thông nhỏ ngã xuống một bên , chúng tôi xúm lại cột các cành cho gọn và cứ thế thay phiên nhau khiêng chiến lợi phẩm v nhà . Nỗi vui của bọn chúng tôi mới thật lên  đến tột cùng khi thấy cây thông đã chễm chệ ngự trong phòng khách , thẳng đứng trong một cái chậu đã được lèn chặt với đá . Trong rừng nó có vẻ nhỏ bé như vậy mà giờ đây nó như đang vươn lên trước những con mắt trầm trồ thán phục của lũ con nít , xem nó mới đẹp làm sao , đúng là vua của núi rừng : mon beau sapin , roi des forêts ! tiếng nhạc như réo rắt ở đâu đây  và cả một trời mơ mộng thần tiên đang mở ra trước mắt chúng tôi .
Sau đó là viêc trang hoàng cho cây Noel . Chúng tôi dành cả tuần lễ cho việc này ; nào là vẽ hình thiên thần với đôi cánh đủ màu , nào là đi kiếm những quả thông trong rừng v ( lại rừng , rừng là nguồn nguyên liệu vô tận của chúng tôi ! ) sau đó kiếm sơn kim nhũ trắng bạc và vàng để sơn lên , thếđã có những quả thông đẹp mắt thay thế những quả cầu thủy tinh đủ màu sặc sỡ như trong các tấm thiệp giáng sinh .Chúng tôi không có tin để mua những thứ xa xỉ ấy , tất cả phải tự sản xuất lấy mà thôi . Các dây kim tuyến thì đành chịu thua , phải đập heo đất để góp nhặt những đồng bạc cắc để mua , chừng 2 dây đỏ và vàng là đã quá đủ rồi ! Còn lại chúng tôi bèn kiếm giấy bạc để cắt xén thành những dải màu và các ngôi sao đủ cỡ , sau đó treo các thứ lên cây thông của chúng tôi .Chi còn thiếu nến để thắp ; cái mục này thì đành chịu thua nếu không muốn gây hỏa hoạn ; người lớn mà biết được sẽ tịch thu hết mọi thứ ! Ba tôi với vẻ mặt nghiêm khắc khi thấy chúng tôi lo làm các thứ chuẩn bị cho Noel , đã lầu bầu : nhà có đạo đâu mà ăn Noel ?! Ba tôi không thể hiểu được là đối với chúng tôi có đạo hay không , không thành vấn đ , chúa hài đồng có sinh ra ở đâu cũng không sao ; cái chính là chúng tôi đã có được một cây thông lấp lánh ở trong nhà với với mùi lá thông thơm phức như thể đã thắp lên những ước mơ thần tiên của một lũ trẻ hay mơ mộng . Sau đó hàng năm chúng tôi vẫn lập lại chiến tích này , và ngày càng cải tiến những vật liệu trang hoàng ; mỗi năm thêm một sợi dây kim tuyến sau đó được cất giữ kỹ càng đến năm sau . Có lúc chúng tôi đã đi kiếm đất sét v để nặn hình các thiên thần có cánh và sơn màu nước  lên . Hồi nhỏ tôi rất mê đôi cánh thiên thần như thể nó sẽ giúp mình bay bổng đến các ước mơ của trẻ thơ chăng ? Sau đó còn mạnh dạn nặn hình đức mẹ và chúa hài đồng để nằm trong máng  cỏ nữa . Chúng tôi còn đào đất ở bên tả ly cạnh nhà để làm một cái hang đá hẳn hoi và để các hình nặn vào trong đó ; ở đây thì có thể thắp nến được mà không sợ hỏa hoạn , hình ảnh lung linh của hang đá mới thần tiên và huyn bí làm sao !
Với số tuổi ngày càng lớn , chúng tôi sau đó đã nghĩ đến chuyên «ăn »  Noel . Ừ thì cũng phải ăn cái gì chứ vào dịp cái lễ đặc biệt này ! một cái bánh bûche cổ truyn ? V khoản này thì tôi đành chịu , bà chị Hà của tôi cũng thua luôn . Nghĩa là chúng tôi cũng đã thử nát nước rồi mà sao bánh cứ  xẹp lép và cứng như đá ! Phải đợi đến khi một thằng em trai của tôi lớn lên và trổ tài làm bánh , dần dần chúng tôi mới có những ổ bánh ra hồn mà ăn đêm Noel ! khi đó trong nhà , ngoài mùi thơm của lá thông còn có mùi thơm của bơ , kem và vanille lúc nào cũng quyện vào khứu giác của lũ trẻ con háo hức trông chờ .
Khi đã lớn khôn chút nữa chúng tôi đã biết chuyên chở cây thông bằng xe Honda , cây thông cũng ngày càng lớn hơn , to hơn , cao hơn , các vật liệu trang trí cũng thêm phong phú luôn lấp lánh những vì sao lúc nào cũng như thắp nến cho các ước mơ vô cùng tận của một thời .
Những Giáng Sinh tiếp nối nhau và qua đi . Đến khi chúng tôi bắt buộc phải rời quê hương đđến định cư ở xứ người ; nơi đây Giáng Sinh là một cái lễ rất lớn với sự nô nức của mọi người  già trẻ lớn bé , không ai có thể thờ ơ được . Thế mà những năm đầu chúng tôi lại hầu như quên mất cả Giáng Sinh . Cuộc sống vất vả để làm lại từ đầu , để ráng hội nhập với  quê hương thứ hai  này khiến chúng tôi không còn thì giờ để nghĩ đến lễ tết , hội hè , quà cáp . Công việc , trực gác , tôi ít có dịp được sum họp cùng gia đình . Phải nhiu năm sau ,  cuộc sống mọi người tạm ổn định , với cái gia đình lớn cùng ba má và những gia đình nhỏ đã tự lập được hoàn toàn , khi đó nỗi hoài niệm v những lễ Giang Sinh của tuổi thơ mới trở v và thôi thúc chúng tôi phải làm cái gì đó cho nhau , cho mỗi người và mọi người .  Ngày xưa ở Dalat còn có một cái hội chợ từ thiên vào mùa giáng Sinh do các sơ ở Domaine de Marie tổ chức .  Chúng tôi rất háo hức với những trò chơi như thả vịt , ném lon , và nhất là Bingo luôn vẫn là một điu bí ẩn với tôi . Rồi những món ăn như kẹo lạc  , khoai lang chiên tẩm mật dòn tan ngọt ngào , sao mà ngon đến thế không biết ! Ngày nay thay thế vào đó là các chợ Giáng Sinh , một truyn thống bắt nguồn từ nước Đức đã tràn qua khắp Châu Âu  . Ở Bruxelles không  thể thiếu , với những gian hàng bằng gỗ bán các món tiểu thu công nghệ liên quan đến Giang Sinh , các món trang trí trong nhà và cho cây Noel , và nhất là những cây nến đủ màu sắc , đủ hình dáng đẹp mắt với những mùi hương lạ . Rồi các món ăn đạc biệt cho ngày lễ này . Tôi thích nhất món rượu  vang hâm nóng ; đi dạo trong cái lạnh căt da ngoài trời mà có một tợp rượu nóng thì phải biết , cảm nhận cái nóng lan dần xuống bao tử và lan tỏa khắp người , sao mà ngon thế , sao mà ấm thế !
Hết Giang Sinh này đến Giáng Sinh khác , như đã là thông lệ , chúng tôi tổ chức ở nhà Ba má để con cái cháu chắt tụ họp v đó mỗi năm . Sau này khi Ba Má tôi không còn nữa thì mỗi gia đình thay phiên nhau tổ chức một lần .
Lần cuối năm ngoái  có hơi đặc biệt là vì Noel chỉ  sau đám cưới  của một cô cháu mấy ngày . Lần duy nhất tất cả họ hàng xa gần đu v  tham dự : tất cả được mời và tất cả đã nhận lời : từ Mỹ , từ Đức , từ Pháp và cả từ Việt Nam qua mọi người đu nô nức kéo đến như một ngày hội lớn . Tôi với Qu , mẹ của cô dâu , đã bàn bạc từ cả 5-6 tháng trước , làm sao để tổ chức một lế Giang Sinh cho tất cả khoảng 60 người . Nói đến con số này mà chóng cả mặt ! Nhà của ở đây thì be bé xinh xinh , làm sao đủ chỗ cho từng ấy người mà lại còn phải đúng bài bản với các thủ tục tất phải có cho một ngày lễ Giang Sinh ?! Trước hết là địa điểm . Suy đi tính lại Qu đã nghĩ ra là phải dựng một cái lu thật to trên khoảng sân rộng sau căn nhà đồng quê của chúng tôi . Nơi đây , giữa mùa hè ngập nắng chúng tôi thường kéo bàn ghế ra ngoài trời  vừa ăn uống , vừa thưởng lãm khu vườn ngập hoa lá đủ màu sắc .

Ngay từ  mùa hè Qu đã đi sắm một cái lu với kích thước to nhất ; sau đó đã thử dựng lên , vừa đúng với khoảng sân , không trật đi đến một centimètre ! thếđược rồi . Đợi đến ngày 23 tháng chạp sẽ mang tất cả những đồ trang trí , bàn ghế đến là sẽ thành một phòng đại tiệc rồi . Chúng tôi để luôn khung lu ở đó , khỏi mất công dựng lại sau này . Hết hè , thu đến với những cơn gió lồng lộng . Chúng tôi bắt đầu che mái cho khung lu . Vài tuần sau , trời càng mau tối dần và cũng không còn những tia nắng ấm áp nữa . Đứng dưới khung lu sao bắt đầu thấy lạnh cẳng ! À mà 24 tháng 12 là bắt đầu mùa đông , ừ nhưng mới bắt đầu thôi . Còn nhiệt độ  thì thế nào ? Ở xứ Bỉ này , hiếm khi có Noel Trắng , nghĩa là tuyêt đổ trắng xóa khắp nơi , nghĩa là trời lạnh ít nhất là 0°C .Chỉ có một lần cách đây cũng mấy năm rồi ;  còn không thì Giáng Sinh thường là toàn mưa và mưa  , tròi thì lúc nào cũng xám xịt nhưng lạnh thì không đến nỗi lạnh lắm đâu . À không sao , buổi tối thì trời xám hay xanh rồi cũng phải đen thui để còn thắp đèn đuốc khắp nơi chứ ! Gần đến ngày  gió càng lạnh thêm , chúng tôi bắt đầu quây phần chung quanh lu lại . Đó là những tấm nylon mỏng manh , gắn vào các cọc đã đóng sẵn , cũng có cửa mở ra mở vào ,nếu cần có thể kéo fermeture lại . Nhưng cũng phải  có lò sưởi nữa chứ ,  làm sao để sưởi cho «  căn phòng dạ hội » này đây ? Mà chắc không cần đâu , 60 người  tụ họp ở đây mà không đủ ấm sao ?  Ừ nhỉ 60 người nhưng chắc không dám mặc áo dạ hội hở lưng hở cổ đâu , đến là phải trùm áo bành tô , đọi nón đi găng mất thôi ! Laị còn uống rượu vang nóng nữa , sẽ nóng từ ngoài vào trong thôi mà ! Hay là để một cái lò sưởi bằng dầu hỏa ? Ôi không được đâu , sẽ ngộp thở đến chết mất ! Thôi tạm thời cứ cho là hơi ấm của 60 người sẽ tự sưởi lấy nhau ! Cứ thế mà loay hoay với căn lu ngoài vườn , nó vẫn ở đó sằn sàng đón tiếp khách ngày lễ Giáng Sinh . Buổi tối tôi cũng thường nhìn ra , một vệt trắng mờ mờ trong bóng đêm ; liệu có ổn không đây ? thôi kệ tới gần đó hẵng tính tiếp . Càng gần ngày khách khứa bắt đầu đến , nội việc thu xếp chỗ ăn ở cho từng đó người đã chiếm hết tâm trí chúng tôi rồi . Ở căn nhà ngoại ô này tôi lãnh phần đón tiếp khách từ Đức và Việt Nam qua , cũng đến hơn chục người . Nhét hết vào các phòng , trưng dụng luôn phòng khách ; chăn đệm tôi đã chuẩn bị tù trước sẵn sàng rồi . Những ngày ở đây thật là vui , lúc nào cũng đầy người trong căn nhà bình thường bỏ trống không cả tuần . Bây giờ đầy ắp tiếng cười đùa , tiếng réo gọi nhau , rầm rập bước chân lên xuống cầu thang . Rồi cái màn thử quần áo cho ngày nhóm họ , cho đám cưới , buổi sáng và buổi chiu , rồi cho đêm Giang Sinh sắp tới ; mỗi người ít nhất cũng phải 3 bộ không được chồng chéo nhau . Chao ôi sao mà nhiêu khê đến thế nhỉ ? Giáng Sinh  ngày xưa ở Dalat có mặc áo đẹp đâu  , chỉ có pyjama nhất bộ thượng thư  thôi , thế mà cũng vui chán ! Nhưng thôi thời nay nó thế , mặc đẹp cho mình ngắm mình cái đã , cũng thích lắm chứ !
Sau buổi nhóm họ thật cảm động trong gia đình , sau bữa tiệc  cưới thật long trọng và linh đình trong một tòa lâu đài diễm lệ , mọi người đu hoan hỉ hết sức nhưng đồng thời cũng gần như hết xí quách , xin được nghỉ xả hơi một ngày trước khi sang tiệc Giáng Sinh .
Hôm sau tôi bắt đầu lôi những đồ trang trí ra để chuẩn bị treo đèn kết hoa cho căn nhà đồng quê và nhất là cho căn lu sẽ chứa 60 người khách đêm Noel . Một đống đồ ngh nào là dây kim tuyến , nào là các dây đèn xoắn vào nhau , các quả boule cái còn cái vỡ và một tỉ thứ linh tinh khác ;  sau một buổi sáng vật vã với mớ bòng bong này, tôi thất rêm cả người , mỏi cổ đau lưng chỉ muốn nằm vật ra . Nhưng còn phải treo chúng nó lên nữa chứ . Tôi đã xua mọi người ra ngoài đi chơi để tôi rảnh trí mà trang hoàng ; mọi người cũng muốn giúp một tay , nhưng đông quá chỉ tổ dằm lên nhau mà thôi . Căn nhà bỗng êm ắng lạ thường . Nhìn ra ngoài , một màu xám như chì , mưa bắt đầu rơi , loại mưa rả rích không biết bao giờ mới tạnh đây ! Tôi ra ngoài kiểm tra cái lu , vẫn khô ráo không bị dột nước mưa . Tôi ngắm nghía vị trí sẽ dăng dây đèn ở đây , kim tuyến ở kia , những cành thông ở chỗ này , những quả boule và ngôi sao sẽ đong đưa trên đầu mọi người . Cô cháu từ Mỹ v gọi điện cho tôi hứa sang mai sẽ sang giúp tôi trang trí , ừ thôi cũng được , mình còn cả buổi sáng , cả buổi trưa để làm . các món ăn Qu cô em đã lo hết , đến tối sẽ khuân hết xuống đây thôi .Bỗng nhiên một cơn gió lạnh từ đâu ùa vào , làm tôi co mình trong tấm áo bông , khiếp lạnh thế , không biết làm sao mà ngồi đây ăn uống được ? Tôi hoang mang nhìn lên nóc lu , vẫn còn nguyên đó . Bên ngoài chợt nghe tiếng rít của gió , các cây cột chống lung lay mạnh ; tôi đến xem từng cột một , có vẻ cũng chắc lắm , có lẽ rồi gió sẽ lặng đi thôi . Bước vào nhà dưới cơn mưa , tôi có cảm giác là lạ không an tâm . Ngày mai đã là Noel rồi mà sao căn nhà lạnh lẽo không thấy có gì cả , chưa thấy có gì báo hiệu một  buổi tối diễm lệ với 60 người , với hoa , đèn , nến thắp và các món ăn nửa đêm . Thật ra thì đã phân công mọi người rồi , đến giờ  khắc họ sẽ mang đến , sẽ như trong truyện thần tiên với một cây đũa thần mọi chuyện đâu sẽ vào đấy cả , tôi không phải khéo lo .
Buổi chiu sau khi đã đi thăm chợ Noel ở trung tâm thành phố mọi người kéo v đủ  mặt ; cả nhà đang náo loạn vơi đủ mọi âm thanh , tiếng gọi nhau ơi ới , tiếng cười đùa , tiếng nói chuyện , tiếng hét trong điện thoại gọi v Việt Nam cứ như thể  phải gào thật to bên kia bờ đại dương mới nghe rõ . Chứ sao , cách cả mấy cái đại dương  chứ có ít đâu ! Trong khung cảnh ồn như cái chợ vỡ đó tôi cũng quên khuấy mất cái lu Noel ngoài kia đang chịu trận cùng mưa gió . Sau đó các thứ âm thanh cũng lắng dần với đêm tối , mọi người chuẩn bị đi ngủ sớm với viễn ảnh một ngày mai hết sức bận rộn.
Đến lúc lên giường nằm rồi tôi mới chú ý đến tiếng mưa rơi đập vào cửa kính không ngừng và tiếng hú từng chặp của gió qua các rặng cây chung quanh nhà . Không có thì giờ mở TV xem dự báo thời tiết ra sao nữa , không biết có nói là  sẽ có bão to đang kéo đến không đây ? Gió ngày càng dữ dội , rõ ràng là tiếng hú xuyên qua cành lá , xuyên qua mái nhà , luồn qua ống khói , lùa qua khe cửa .Cũng may  là nhà đông người chứ nếu một mình tôi ở đây chắc cũng sẽ đứng tim vì sợ . Chưa bao giờ thấm thía đến thế câu «  cây kia gió giật đùng đùng » . Vậy mà mọi người khác vẫn ngủ yên , tiếng ngáy vang đu đu từ khắp các phòng . Chỉ có mình tôi thao thức lo sợ phập phồng ;mà sợ cái gì nhỉ ? nhà đông thế này …Bỗng nhiên tôi chợt khám phá ra nguyên nhân của nỗi sợ hãi : cái lu ngoài sân ! phải rồi cái lu với những cột chống đỡ mỏng manh kia liệu có chịu đựng nổi cơn bão này không ? Tôi  vội ngồi dậy , chạy xuống phòng khách nhìn ra ngoài sân : cái bóng trăng trắng của  lu vẫn còn đó giữa những tiếng hú dồn dập ở chung quanh .Nhìn đồng hồ : mới 2 giờ sáng ; chưa bao giờ  tôi lại mong trời mau sáng đến vậy ! Tôi vừa  ngủ thiếp đi được một chập thì lại bị giật mình thức dậy vì tiếng gió hú trở lại . Lần này dữ dội hơn nhiu , nhu tiếng gào rú của thú dữ ;  mỗi đợt kéo dài lâu hơn kèm với tiếng mưa rơi lộp độp không ngừng . 4 giớ sáng . Tôi lại bật dậy chạy xuống dưới nhà nhìn qua cửa sổ . Cái gì vậy ? không còn nhìn thấy bóng trắng của căn lu đâu nữa ! Hoảng hồn , tôi vội khóac áo ấm và chạy ra sân xem xét : ôi thôi , cái lu đã bị giật sập tả tơi xuống đất rồi ! Một đống nylon trắng nằm ngổn ngang xiêu vẹo chẳng còn hình thù gì cả ở giữa sân , các cột chống cái thì oằn xuống , cái thì trơ ra nghiêng ngả . cái lu đã sập thật rồi ! Cứ  như  thể mình đã chờ đọi sự kiện này từ  sáng đến giờ !  Một nỗi thất vọng ập đến trong tôi , Bao nhiêu là dự kiến , bao nhiêu là kế hoạch ấp ủ từ bao nhiêu tháng trời , bỗng chốc tan tành như mây khói ! Lu sập thì đã đành , nhũng làm sao đây cho dêm Noel sắp tới , làm sao kiếm chỗ cho đủ 60 người ngày mai  ? Thôi đành vậy nhưng phải có gấp một kế hoạch khác  . Nhất định phải có cách . Tôi cũng không thể gọi điện thoại cho Qu giũa đêm thế này ; nó cũng đã mệt lả vì tiếp khách bên nó ở trên nhà ở Bruxelles . Cho nó ngủ thêm vài giờ nữa trước khi báo hung tin . Đến gần 7 giớ sáng tôi gọi cho Qu : giọng ngái ngủ : gì vậy ? cái lu sập rồi ! Lu gì , lu nào ? Cái lu chapiteau để làm Noel ở Clabecq . Đêm qua gió bão đã giật sập mất lu rồi ! Giọng tỉnh hẳn : vậy sao , để tớ chạy xuống xem sao !

Đến khoảng 8 giờ sáng mọi người trong nhà thức dậy và được thông báo là lu ngoài vườn đã sập . Trời càng sáng rõ , chúng tôi mới tận mắt thấy  được sự hoang tàn đổ nát của tai nạn lu sập . Mấy mảnh nylon trắng  đang bay phần phật , các cột sắt chẳng còn cái nào nguyên vẹn , một mớ sắt vụn ! Lúc này gió đã bớt mạnh nhưng mưa vẫn còn nặng hạt . Tôi hô hoán mọi người khoác áo mưa ra dọn dẹp chiến trường .Khiếp thật , có cột bị gãy làm đôi , có cái oằn xuống như lò so , có cái bật gốc lên mặc dù đã được vít chặt xuống sàn gỗ . Giữa đống hoang tàn đổ nát đó , với một số  người bâng khuâng không biết phải làm gì thì vợ chồng Qu xuất hiện : đã phải thức dậy và chạy hộc tốc xuống đây xem tận mắt hậu quả của cơn bão đêm qua . Tôi nói không thể dựng lại lu được nữa , nó gẫy hết rồi , có sửa cũng còn lâu  không thể kịp cho tối nay . Phai có kế hoạch B thôi . Qu nhanh chóng quyết định thôi không tổ chức Noel ở đây nữa , mang hết v nhà hàng của tớ ! Ở đây đã được trang trí sẵn rồi , bàn ghế cũng đầy đủ , bát đĩa không thiếu ,  bếp núc cũng tiện hơn , lại còn ấm áp không phải nghĩ đến vấn đ sưởi  nữa . Ừ  nhỉ , tiện lợi mọi b , vậy sao không nghĩ ra sớm hơn là tổ chức ở nhà hàng , lại phải mất công mất của mua lu , dựng lu lên từ hơn 5 tháng trước , đđến ngày cuối cùng một trận bão đi qua đã giật sập hết ! Tại sao nhỉ ? chỉ tại cái tội romantic , cái mơ mộng của chúng tôi , một cái lu ngập trong nắng trong gió mùa hè khác với   một cái lu  trơ trọi giữa đông , thi gan cùng giông bão , đó chưa kể có khi còn có bão tuyết kéo đến , cũng sẽ chẳng có ai sống sót trong cái lu đó vào mùa đông đâu ! Thế đấy những giấc mơ cũng có khi bị sập tan tành ; nhưng không sao , caí chính là phải  biết nhanh chóng biến chuyển , phải có sẵn trong đầu một kế hoach B để thay thế trong mọi hoàn cảnh .
Khi được thông báo tối nay sẽ ăn bữa tiệc Giáng Sinh ở trên hàng Qu , mọi người hân hoan ra mặt , thở phào nhẹ nhõm vì hình như ai cũng thấy cái ý tưởng tổ chức Noel trong một căn lu giữa trời mùa đông là không tưởng nhưng không ai dám ngăn cản vì là kế hoạch đã được định sẵn từ đời nào rồi . Và chỉ cần một đêm giông bão thôi cái cái kế hoạch chắc nịch đó cũng chẳng cầm cự nổi : mưu sự tại nhân , thành sự tại thiên là thế đó !
Và cuối cùng chúng tôi cũng rất hoan hỉ vì đã có được một đêm Giáng Sinh quy tụ mọi người thật đầm ấm và vui vẻ hết sức với những kỷ niệm đáng đđời . Mọi người không ai còn nghĩ v cái lu bị gió giật sập hôm trước , hóa ra thế mà lại hay !
Thế đấy , những mùa Giáng Sinh đến rồi lại đi , nối tiếp nhau  , và đã  để lại trong ký ức chúng tôi nhiu kỷ niệm khó quên , cứ như cuộc đời của  chính mình trải dài ra trước mắt , những vui buồn thời thơ ấu ,  nhũng thay đổi thời cuộc , những mất mát , những sinh lão bệnh tử , tre già đi thì đã có măng mọc , cứ thế con tạo xoay vần và  tôi sẽ là một vòng quay ở  trong đó .

TỐ MAI - Bruxelles 8/12/2014