Pages

Monday, December 3, 2018

Ngôi Trường Xưa

Ngày hai mươi tháng mười một,
Là ngày Nhà giáo Việt Nam, được tổ chức hàng năm.
Cô bạn xưa dạy ở trường Lam Sơn cũ,
Gởi tấm hình các thầy cô ngày trước dạy nơi đây,
Hỏi "Này, có nhận mặt ai không hả bạn hiền ?".
Nhìn hình bạn cười tươi trước cổng,
Tôi giật mình "Trường Lam Sơn ngày ấy tôi đã dạy đây sao?".
Trường đẹp quá,
Tường màu vàng thắm tươi rực rỡ,
Hành lang dài tầng lầu ba cao ngất,
Bóng cây xanh rợp mát khắp sân trường,
Phòng giáo viên rộng đẹp thật sáng tươi.
 
Ngày Hội ngộ Lam Sơn, Dallas mới vừa qua,
Ba cô ba trò gặp nhau mừng vui tíu tít,
Ríu rít nhắc kỷ niệm xưa tại trường Lam Sơn cũ.
Niềm vui ùa đến như cơn mưa rửa sạch bụi năm tháng,
Như ánh sáng le lói chiếu vào cõi sâu thẳm mịt mùng,
Lờ mờ hiện ra sau màn dày đặc sương mù, khói phủ,
Những ngày xa xưa tưởng chừng như quên lãng với thời gian.
Ngày năm ấy tuổi không còn non dại,
Chập chững bước vào đời mà vẫn ngu ngơ.
Ngôi trường đầu tiên, nơi tôi dạy chỉ một thời gian ngắn,
Chưa đủ sâu để thấm đậm nghĩa thầy trò.
Môn tôi dạy chẳng quan trọng như văn như toán,
Học trò nhiều nhưng gặp gỡ chẳng bao nhiêu.
Nên ra đi mà chưa bao giờ quay lại, thật vô tình,
Để nhìn xem trường có đổi thay hay như cũ.
Giờ đây gặp lại học trò xưa ngày cũ,
Vẫn gọi nhau bằng hai tiếng "mày, tao" thân thiết,
Gợi lại trong tôi, một thuở xa xôi mù tít,
Cũng "mi, tau" ôi thân ái làm sao,
Đã lãng quên đi từ thuở mười ba, mười bốn.
Cũng vì thế mà điều không nhớ đến,
Chợt hiện lên trong đầu óc vài thứ không thể quên.
Đó là hình ảnh ngôi trường cũ tiêu điều xơ xác,
Ba dãy hành lang thẳng góc xít xao,
Khung cửa sổ bể kiếng để gió lùa vào lạnh buốt,
Thông suốt vài vách tường gỗ lủng cách ngăn  lớp học,
Mà học trò cuối lớp này thọc tay đùa giỡn bạn lớp kia.
Kìa sân trường, đá lổn ngổn bụi đất,
Hất chân hất tay trò múa thể dục giữa giờ,
Và cô cầm micro đứng đếm một, hai, ba, bốn ...
Kế bên trường, sân vận động rộng thênh thang,
Phía dưới kia, vườn lao động trồng khoai, trồng sắn,
Cô trò cùng thầy giáo xắn tay áo cào cào cuốc cuốc.
Bao nhiêu phân xanh được làm từ thân, lá, hoa quỳ,
Chung quanh nhà, trên sườn đồi, dưới sâu thung lũng,
Cũng chặt hết cho vào kho để rồi không thấy,
Mỗi sớm mai khi mặt trời vừa thức giấc,
Hoa tươi cười chào đón ánh bình minh.
Bởi hoa đâu làm ấm lòng như khoai lót dạ.
 

Áo dài hoa, cô bạn đứng tươi cười trước cổng,
"Trường trung học cơ sở Lam Sơn" sáng chói,
Cơ hội có đâu nơi đất khách quê người,
Được mặc chiếc áo dài truyền thống quê hương,
Có chăng chỉ trong dịp lễ tết,
Chiếc áo dài xưa mặc vào để chụp hình kỷ niệm.
Như trường xưa chỉ còn dấu ấn trong tâm khảm.
Mà trường mới bây giờ dù đẹp sáng tươi vui,
Cũng không đem lại niềm cảm xúc dâng trào.
Phải chăng tôi là người hoài cổ,
Luôn đi tìm những dấu vết của ngày xưa thân ái ?
                        Kim Hoàng.
(California, 11/20/2018)
 


 

Wednesday, November 21, 2018

Tản mạn lúc giao mùa

Houston trời trở lạnh... đợt lạnh đầu mùa đến sớm hơn thường năm làm cho lòng người cũng xao xuyến hơn, có lẽ dấu hiệu của tuổi xế chiều chăng. Nhớ những ngày đầu bước chân đến nơi này... một đất nước cờ hoa đầy hứa hẹn mà người ta vẫn thường gọi là vùng đất hứa. Vùng đất cũng có những tháng nắng ngày mưa... cũng năm rộng tháng dài.  Năm tháng trôi đi  đã hai mươi năm trên vùng đất hứa cũng không đủ dài để trải nghiệm... nhưng cũng không quá ngắn để làm quen...sáng sáng chiều chiều lái xe đi làm trên những con đường cao tốc, những hàng xe nối tiếp nhau nườm nượp lướt qua nhau một cách vô tình, hờ hững như ai đó đã vô tình đi qua cuộc đời này
"Có lúc nào trên đường đời tấp nập.
Ta vô tình đã đi lướt qua nhau" (st).
Trong tận cùng ngõ ngách của tâm hồn vẫn còn đó những dấu ấn của tuổi thơ, ở quê nhà hình như nó không có tuổi thơ, tuổi thơ của nó là oằn lưng gánh nước, giặt những thau đồ cao hơn mặt nó,chặt củi chai tay, chứ không phải như trong bài hát mà Thái Thanh vẫn hát : " Em ước mơ mơ gì tuổi mười hai tuổi mười ba". Tuổi mười hai mười ba của nó có gì mà mơ, hồi ấy hai từ ăn ngon và mặc đẹp là những danh từ xa xỉ mà nó không bao giờ mơ tới, chỉ mong ăn no mặc ấm không cần biết ăn gì và mặc gì ???
Rồi cuộc đời đã mỉm cười với nó ở tuổi tứ tuần đã được đến đất nước mà bao nhiêu người   ước ao đặt chân đến.  Cũng Xuân, Hạ, Thu, Đông...nhưng sao không giống nơi mà nó đã bỏ lại sau lưng nơi mà nó đã lớn lên trong vui có, buồn có, khóc có, cười có... Mà nó khóc nhiều hơn cười, buồn nhiều hơn vui. Thành phố đó thành phố với những con dốc trải dài bên những hàng thông mà có lẽ đã chứng kiến  biết bao cuộc tình không biết bây giờ đã đi về đâu? Cũng bốn mùa thay lá, bốn mùa thay hoa...khi những đóa hoa lung lay trong gió dưới ánh nắng vàng tươi... ấm áp ban mai lành lạnh lúc chiều tà chính là đất trời cao nguyên chuyển mình để đón chào xuân. Rồi một ngày mới lại đến với những cơn mưa chợt đến chợt đi khi thì dai dẳng tưởng chừng như không bao giờ dứt...Những đêm mưa nằm nghe những hạt mưa rớt trên mái ngói tạo nên một điệp khúc buồn cho lòng người và cho cả vạn vật. Rồi thì những cơn mưa cũng dứt nhường chỗ cho đất trời cho mùa Thu ấm áp... Những cơn gió Thu nhè nhẹ mơn man trên tóc trên vai của người tình và của những thiếu nữ luôn ửng hồng đôi má., thẹn thùng trong gió, e ấp trong sương. Những đám mây trên bầu trời xanh cứ lãng đãng trôi như trôi về một cõi vô định, không vội vàng, không hối hả như cuộc sống của người Dalat vậy. Rồi chợt  một ngày bước ra đường thấy đủ sắc màu của những chiếc áo ấm tạo nên nét duyên dáng cho người Dalat. Mùa đông đã đến. Nhẹ nhàng thanh thản nhưng cũng không làm mất đi nét lãng mạn của núi rừng Tây nguyên. Mùa đông Dalat mặc vào chiếc áo ấm rồi lững thững dạo qua những con đường còn thơm mùi hăng hắc của lá thông, uống một ly sữa đậu nành nóng hổi hoặc gặm trái bắp nóng mà từ từ trở về nhà khi màn đêm đã buông, sương đã lạnh đôi vai, đi qua những con đường nghe mùi hoa Ngọc lan thoang thoảng từ đâu đó, hoặc nghe văng vẳng từ nhà ai tiếng hát Khánh ly : Gọi Tên Bốn Mùa, Ướt Mi hoặc Một Cõi Đi Về ..mà sao thấy lòng chùng xuống.
Ôi chao biết bao điều đã nói, đáng nói và chưa nói về cuộc đời của nó về Dalat.Nhưng thôi ai cũng có một mảnh đời nghiêm túc, để hồi tưởng, để gặm nhắm hoặc để mỉm cười thì cũng vậy. Cuộc sống cứ trôi,  dòng đời cứ chảy theo những quy trình của vũ trụ và người người vẫn sống! Sống giữa bất biến của dòng đời vạn biến. 

Kim Thu
Houston 11/20/2018


P.S Kim Thu là người bạn thuở Lam Sơn. Khi chơi banh tù với nhau nơi góc sân trường, không biết rằng cuộc đời đưa đẩy chúng ta đến những đâu. Chào mừng bạn đến với blog Tumbleweed.







Thursday, November 15, 2018

Thu Về


Lãng đãng thu trở về,

Gió nhẹ.

Lững thững mây xám bay,

Ngang trời.

Mang theo hơi sương chiều hôm trước,

Đẫm ướt cành hoa, giọt nước rơi.

Khơi gợi tình xưa mùa năm cũ,

Vàng hoa một đoá ta trao nhau.

Mộng ước ban đầu mùa thu đó, 

Chắp cánh bay theo giấc mơ hoa.
 


Kỷ niệm êm đềm ngày thơ ấy,

Mỗi độ thu về lại thoáng qua.


  Kim Hoàng


Saturday, November 10, 2018

Hoa quỳ


Buổi chiều thơ thẩn trên trang blog,

Nhìn ngắm hoa quỳ sắc vàng tươi.

Mang mang sầu nhớ người năm cũ,

Chỉ cánh hoa vàng trong nắng mai.

Hoa tươi màu thắm cười trong gió,

Rạng rỡ như tình ta mới quen.

Hoa không tím sẫm màu thương nhớ

Như cánh pensee'  hoa bướm mơ,

Không vỡ tan của màu hồng máu,

Tựa cánh ti gôn mối tình sầu.

Mà sao tình mới vừa thắm thiết,

Đã bị chia lìa đôi cánh chim.

Anh đi ngày ấy vì non nước,

Để lại mình em sau cánh song.

Giờ đây nhìn lại màu hoa nhớ,

Một thoáng xa vời như giấc mơ.

                      Kim Hoàng

                      11/9/2018

 

P.S. Blog Tumbleweed xin đón  chào cô Khuê đến với chúng ta. Cô Khuê là cô giáo dạy Sử Địa, người Dalat (tất nhiên, vì chỉ có người Dalat mới thấy màu vàng của hoa quỳ là duy nhất). Thêm nữa cô Khuê là người đi dạo ngoài biển không nhìn thấy sóng mà nhìn thấy chim mẹ, chim con trên bãi cát mênh mông

Friday, November 9, 2018

Lam Sơn hội ngộ

Tất nhiên là chẳng có dây mơ rễ má gì với Lê Lợi lẫn Lê Lai. Chẳng có gì dính dáng đến chuyện phất cờ khởi nghĩa. Chẳng ai liều mình cứu chúa và cũng chẳng có ai áo vải lên làm vua.
Chỉ có kỷ niệm mà thôi và nó dính tới ngôi trường cấp 2 nằm bên rìa Domaine de Marie. NgôI trường này ngày xưa thuộc về các Ma Soeurs dành dạy cho trẻ mồ côi. Sau năm 75, trường Hùng Vương giải tán, lũ mồ côi trường như bọn mình phải dạt về đây, còn các trẻ em thật sự mồ côi thì không biết đi về phương nào. Ngôi trường hễ mưa to cả lớp túm tụm tránh chỗ nóc dột, tránh chỗ nước mưa hắt qua khung cửa sổ kính bể không còn một mảnh. Ngôi trường có vườn khoai lang khoai mì do học trò bỏ công lao động, mỗi tuần một buổi cong lưng nhổ cỏ, lên luống. Cái đám lau nhau đi lao động ấy đào bới luống trồng theo kiểu gà bươi, cắm dây khoai cho có lệ, cắm ngược thân cây củ sắn mì mà không buồn sửa lại, thì tất nhiên lấy đâu ra củ khoai nào gọi là cho có. Vậy mà đều đặn mỗi tuần một buổi, thầy trò có mặt tay cuốc tay liềm, như bằng tra tấn nhau. Ngôi trường có ông hiệu trưởng là dân bộ đội chuyển ngành gốc người Nghệ An. Thầy hùng hổ ra oai quang quác trên micro trước dàn giáo viên, trước đám đông học sinh nhìn ông chằm chằm, ông vừa quay lưng đi đã có cả chục đứa bắt chước giọng Nghệ của ông, trọ trẹ với nhau rồi lăn ra cười. Buổi chiều thầy ra nhóm bếp dầu nấu cơm trước căn phòng tập thể, lũ học trò rắn mắt chờ thầy vào phòng, nhảy bổ ra tắt bếp. Thầy đi ra nhóm lại, thầy đi vào trò tắt. Chừng ba bận thì thầy vừa chửi  vừa chống nạnh canh chừng, trò nấp sau lớp học cười rớt răng! Chuyện thầy giăng dây phơi quần áo ngang qua sân trường, xéo bên góc lớp 9P, học trò len lén đến gần rút ra cái kéo. Thế là thầy gầm lên, đi nhặt nhạnh quần áo rơi xuống đất, trò chạy biến, nhanh hơn tên bắn. Mình không dám tắt bếp cũng chẳng dám xài kéo, nhưng chính mắt thấy thủ phạm mà không tố cáo thì cầm bằng như đồng lõa rồi còn gì. Ngôi trường ấy năm 1978 có khoảng 20 đứa con gái được cô giáo dạy Lý Hóa gom góp khắp ba lớp 9 đi múa quạt múa bướm, mang niềm tự hào về cho trường. Lúc đó áo dài trắng dư âm ngày xưa chưa kịp chật, hoa giấy tím mọc đầy các cổng nhà Dalat, cả bọn hái lấy chỉ xâu thành vòng đeo quanh cổ tay, thế là cả đám hiên ngang lên sân khấu. 20 đứa ở tuổi dễ cười, một đứa bắt đầu rúc rích thì 19 đứa kia khó lòng cưỡng lại. Cô giáo đứng trong cánh gà nghiến răng, các em nghiêm chỉnh nào! Một đêm đi biểu diễn về khuya, cô Bình lôi đội múa về nhà cô ở cây số 6 ngủ lại. Sáng hôm sau cô lấy cơm nguội với canh khoai môn ra đãi. Vậy mà mình nhớ món này cho đến tận bây giờ! Ngôi trường ấy buổi tối đặc biệt âm u vì nó nằm biệt lập dưới chân đồi, chung quanh nhà cửa chẳng bao nhiêu, đèn đuốc lại mù mờ. Mình đi họp ban đêm phải bám theo một lũ bạn, vì đường về vòng qua nhà thương rồi nhà xác. Ban ngày không sao, ban đêm lỡ gặp ai đi lơ lửng chân không chạm đất thì kinh lắm. Vì thế Trang mới hỏi sao hồi đó tụi mình không sợ. Thì có ba đứa đi chung quanh mình đi giữa lấy gì sợ? Riêng cô Cúc đã có Thu làm roomate chắc không còn sợ bất kỳ bóng tối lạ lẫm nào.  
 
Riêng cái buổi tụ tập cách đây một tuần nó dính dáng đến lớp 9 Pháp văn, lớp 9 Anh văn. Nó dính đến cô dạy Toán, cô dạy Sử Địa, cô dạy Sinh Vật. Nó dính đến một thuở làm học trò, làm cô giáo. Chuyện học trò cô giáo ấy xảy ra vào khoảng năm 1977, 1978. Có nghĩa là cách đây 40 năm. Lại thở dài thời gian có tha ai bao giờ.
40 năm sau cô trò gặp lại nhau ở Dallas Fort Worth lúc trời đất bước vào mùa thu. Lá đang ngả màu, lác đác đây kia chứ chưa bừng lên. Đêm thứ tư mưa như trút, chậu ăn của Max để quên ngoài sân nước đầy tràn. Dân Dallas FortWorth thở dài, đón khách bằng cơn mưa lụt nhà lụt cửa thế này là không xong. Theo dõi tình hình thời tiết thấy cơn bão dần trôi về phương Bắc, để lại 10% cơ hội mưa cho 2 ngày gặp mặt. Thầm mong mình ở trong cái con số 90% không mưa ấy. Thế mà ước gì được nấy thật, đã bảo ở hiền gặp lành là vậy. Hai ngày tổ đãi, sáng đi chơi trời xanh biếc, nắng rực rỡ phải đeo kính mát (cứ xem hình chụp đố có nói sai), tối về ngồi yên ấm tán dóc thì 10% cơ hội mưa mới kéo đến đổ ào ào trên nóc nhà. Mà nói thật, nếu có mưa chắc mình cũng phát cho mỗi người một cây dù rồi lôi cả cô cả bạn đi ra ngoài. Tính mình vốn thế, ít chịu ngồi yên trong nhà. Các cô đọc đến đây cũng mừng là trời không mưa, phải không ạ?
Quay trở lại 3 cô 3 trò. Các đấng mày râu chung quanh không kể. Vì họ biết gì về những năm tháng cô đứng trên bục giảng, học trò cắm cúi trên bàn? Họ biết gì về nỗi niềm mê nhảy dây của đám con gái tuổi 13, 14? Chịu khó lau chùi sàn lớp bóng loáng rồi chăng dây ra, chân búng tanh tách như châu chấu. Ngày hôm sau đi học trời mưa, cái đứa phải è cổ ra lau bảo những đứa khác bỏ dép ra đi chân đất thì lũ con trai mặt câng câng dậm đôi dép dính bùn lên mặt sàn gạch bông sáng loáng.  Đám con gái chửi rủa và thề không bao giờ nhìn mặt “lũ mất dậy” ấy nữa. Thế mà trong đám mất dậy ấy có đứa ra người thiên cổ rồi, làm cho những đứa còn lại bâng khuâng suốt ngày khi nghe tin, dẫu biết đời người có tất cả các sắc màu khác nhau.
Đúng thế, hội ngộ là để quay đầu nhìn lại những năm tháng mình bỏ lại sau lưng. Thật ra có lần mình đã nói, cái đám học trò ấy cũng chẳng tử tế gì, tốt nghiệp cấp 2 là một đi không trở lại. Lên đến Bùi Thị Xuân, Thăng Long thì cô giáo cũ vẫn còn ở đó chứ có đi đâu đâu, vẫn cùng dân Dalat với nhau đấy thôi. Vậy mà học trò không một lần quay lại thăm thầy cô, cứ thế mà phom phom tiến về phía trước, xếp lại những năm cấp 2 sau lưng một cách dễ dàng. Rồi 40 năm sau nhìn nhau hỏi nhau sao vậy cà. Mình chỉ biết đổ tội cho tuổi trẻ mà thôi.
Người ta bảo 2 bà cộng thêm con vịt là thành cái chợ. Ở đây có những 6 bà (vâng cô ạ, tụi em cũng đã trên 50 rồi) không có vịt, cho nên chợ họp từ sáng đến tối. Bao chuyện ngày xưa lôi ra kể. Có những chuyện cô biết trò không hay, hoặc trò biết dấu cô, không cho cô biết. Chuyện bài thơ trò lượm ở mảnh báo vụn được đem đăng báo của cô Xuân làm cả bọn cười rũ rượi. Đến nỗi cô Khuê mới xuất khẩu thành thơ cả bọn đã bảo để cô Xuân duyệt chưa, không lại bị kiểm điểm nữa bây giờ. Ngày xưa ấy thầy Thanh bị gọi là Thầy Babylac. Gặp Thầy tháng tư vừa rồi hỏi Thầy có biết không thì Thầy bảo ờ thầy có nghe phong phanh! Thầy Trịnh Minh Đức bị đổi tên thành Tôn Thất Đức. Thầy Chiến hiệu trưởng bị gọi là Thầy Chiến Răng Hô! Còn đám học trò cũng đầy tên đệm đấy thôi, Định Đề, Doanh Kều, Dậy Khùng, Sơn Điệu, Phụng Đen vân vân. Mình là tác giả của vài cái tên cúng cơm ấy, không dám khai ra đây dù đầu đã hai thứ tóc, vẫn sợ cô sợ thầy như thường, và nhất là sợ bị chửi mất dép vì tên đệm cũng hơi ác ý! May mà 3 cô giáo kỳ này của mình thuộc loại được học trò yêu nên không dính “nick name” nào. Chứ bây giờ mà cho cô biết thì không biết phải lãnh hình phạt nào cho đủ với cái tội rắn mắt!
Chuyện bây giờ mới kể là chuyện mình và cô Cúc toa rập với nhau. Hễ có buổi dự giờ, mình được cô xi nhan trước, ngày hôm sau câu hỏi nào mình cũng giơ tay rõ cao. Cô đi thi dạy giỏi, mình ngồi ngay bàn đầu cho cô dễ thấy, rồi hùng dũng xung phong lên bảng giảng toán phăng phăng, nhờ thế cô chắc qua đận hạch sách của phòng giáo dục dễ dàng. Về nhà kể cho Má nghe Má bảo hay thật đấy, cả cô cả trò! Mình còn nhớ các buổi học sinh vật, mình rảnh rang ngồi vẽ lại tim gan phèo phổi, động mạch, tĩnh mạch, ghi chú rõ ràng, rảnh hơn đánh bóng quả tim vẽ bằng bút chì, chỗ đậm chỗ nhạt theo đúng cách nghệ thuật. Thầy Dũng thấy thế bắt cả lớp cũng phải vẽ lại vào vở giống mình. Mình tự hỏi sao mình không bị chặn đường đập cho một trận cũng là lạ đấy! Mà nếu là thằng con mình thì đã giàu to, một hình vẽ một đồng, chắc khối kẻ nộp vở cho mình vẽ giùm. Mình vốn không giỏi buôn bán từ thuở nhỏ là vậy.
 
Và 2 ngày thì chưa đủ buôn chuyện cho nên Lam Sơn đang bàn tính hội ngộ tiếp vào năm 2019 tại Atlanta, sau khi cô Xuân lật đổ chính quyền, là mình với Trang, vì cả hai đứa tính họp mặt ở San Jose. Cô Xuân với giọng Huế nhẹ nhàng bảo, San Jose thì cô đi nhiều rồi, Atlanta cô chưa tới nì, với lại ở Atlanta còn có thầy Mười, Thầy Thanh với cô Kỳ Lang nữa nì. Học trò làm sao dám cãi cô giáo vả lại mình nghĩ bụng ở đâu cũng được, miễn là có nhau, phải không ạ?

Nhân tiện đây mình cũng nói thêm, các buổi hội họp khi nào cũng khởi xướng bằng Minh Trang. Nó hô hào, mua vé, động viên thiên hạ, làm cho mọi người nô nức lên đường. Rồi cái đứa khóa lại dư âm mấy ngày gặp nhau lại là mình, qua những bức ảnh chụp cho mọi người. Sau này nếu có lúc nhìn lại hình, sẽ nhớ lại cảnh, nhớ lại người. Nhưng cả hai đứa mình thì không đủ làm nên cơm cháo gì, kiểu như hai con én chưa là mùa xuân. Thu từ Houston, cô Cúc từ Atlanta, cô Xuân từ Dallas, cô Khuê từ California là những nhân tố khiến cho hội ngộ đặc biệt khó quên.
Khi chia tay Thu rơm rớm nước mắt, Trang đã ra phi trường, còn mình lái xe một mình về nhà, để lại cô Cúc và cô Khuê ở nhà bạn, cô Xuân yên ấm trên Allen, lòng mình không khỏi bồi hồi và thấy trống trải. Rồi cuộc sống hàng ngày sẽ cuốn chúng ta theo nhịp điệu của nó, sẽ làm chúng ta bận rộn với tỉ việc không tên. Nhưng hy vọng khi bất chợt nhìn thấy một màu trời, một màu lá, mọi người sẽ nhớ đến hai ngày chúng ta ở bên nhau. Hoặc khi lật giở những tấm ảnh, mọi người sẽ bảo ngày ấy mới vui làm sao!
Hẹn gặp lại Lam Sơn nhé.
Lan Hương
Fort Worth 11/08/18


Wednesday, October 31, 2018

MÙA THU ĐAN ÁO




Cách đây không lâu , , Quỳ  sau khi thu dọn  căn phòng  của Má ngoài hàng mang về cho tôi một túi xách đầy len và kim đan . Nhìn thấy túi xách với hiệu Phildar bên ngoài , một hãng bán len nổi tiếng của Pháp , trước kia cũng có nhiều gian hàng ỏ Bỉ , bỗng nhiên một trời kỷ niệm ập về làm tôi thấy lòng  nao nao .

Mở gói ra là hơn chục  cuộn len màu nâu , màu vàng , màu đỏ đất hay còn gọi là màu bã trầu  và nhất là bắt gặp một cái  khăn quàng cổ đang đan dở dang . cái này là của Má thôi  ,  Má đang đan dở một cái khăn quàng , bao giờ vậy nhỉ ?  Chắc là Má đã bắt đầu đan vào đầu mùa thu  , như bây giờ , nhìn màu sắc Má chọn không thể lầm được ; màu của lá vàng , lá đỏ , lá nâu đang ngập tràn ngoài đường  , qua những công viên , qua những cánh rừng , kể cả cánh rừng hạt dẻ ở Halle Má và Ba đã nhiều lần đến đây để đi lượm hạt . Trời trở lạnh sang thu , Má bắt đầu đan áo . Đầu tiên là một cái khăn quàng cổ . cái này là dễ nhất , một dẻo dài và rộng theo ý  muốn , không thêm không bớt gì cả . Tôi đã thấy Má đan những  cái bandeau  để bịt đầu  , lúc nào má cũng sợ lanh , sợ đau đầu mà . Nhưng đây là một cái khăn quàng  màu nâu và bã trầu  . Nhưng chắc  là Má còn muốn đan cả một cái áo nữa chứ , đồ vào số cuộn len má đã mua . Khăn quàng chỉ cần 2-3 cuộn  , đằng này đếm ra cũng đến gần 20 cuộn  . Không biết má muốn đan áo kiểu gì , pha màu làm sao ? Một màu thì không đủ , mà pha màu thì pha làm sao nhỉ , vừa cho đủ len  , vừa phải đẹp nữa .
Bỗng nhiên thấy nhớ Má  và hình dung ra hình ảnh Má cặm cụi đan , một mình trong căn hộ trên lầu , đôi tay thoăn thoắt  nhưng còn đầu óc  Má lúc đó có được thảnh thơi không ? Má nghĩ gì về cuộc đời của mình , những hy sinh cho con và cháu  , hoài niệm về một nơi chốn Má đã dựng xây lên để rồi cuối cùng phải bỏ hết để đi đến nơi xa  cội  nguồn này  .


Cầm cái khăn quàng mới đan được một khúc với đôi kim đan số 5 , tôi thấy lòng mình chợt chùng xuống thật nhiều .  Phải  rồi ngày xưa tôi cũng biết  đan và đã từng đan rất nhiều thứ  . Chính Má đã dạy tôi đan , bắt mũi , hàng lên hàng xuống , rồi thêm rồi bớt , đan gấu , đan cổ  . Má đã dạy tôi đan dớ cho các  em bé  . Tôi còn nhớ lúc đó tôi  đã sản xuất ra cơ man nào là dớ len  cho các mống nhỏ trong nhà , bên nhà bác Tự và cả Hương , Thảo chắc chắn đã từng đi những đôi dớ tôi đan. Rồi đan mũ , đan áo , mới đầu cho  búp bê , sau đó là các em bé ( nhớ hồi đó có nhiều em bé lắm mà ! ) sau đó thì cho cả người lớn   , nhất là cho tôi , cũng đã tự sản xuất ra áo len cho chính mình rồi hồi đó !  Nhớ những buổi chiều đi học về , dở đồ đan ra và ngồi bên của sổ nhìn ra cây đào  , đan lấy đan để  , bên cạnh còn có cái máy cassette nghe nhạc êm dịu nữa chứ . Hình ảnh người ngồi đan áo bên khung cửa này rất là thơ mộng ; nó gắn chặt vào ký ức của tôi  , cái thuở mới lớn còn mộng mơ , một mình một cõi và thả hồn đi tứ phía  , như không có ai có thể xâm nhập vào cõi riêng tư của mình được


Mới đây nhìn lại những tấm hình cũ của gia đình ở Dalat mới thấy ai cũng mặc áo len đan . Xứ lạnh mà . Dalat là xứ sở của môn đan áo cũng phải thôi . Làm gì mà có các cửa hàng bán quần áo sẵn như ở đây  . Gì chứ áo len thì phải tự sản xuất lấy mà mặc  . Má chắn chắn đã từng đan áo cho từng đó đứa con . Chúng tôi vẫn mặc áo Má đan cho đó , cũng không hề khen chê đẹp xấu , có áo mặc là được rồi  , áo len cài , áo len chui , áo len cổ lọ , áo len  cổ chư V , áo len cụt tay cho mùa hè .Tôi vẫn nhớ cái áo len cụt tay cổ chữ V của Ba mặc ra ngoài áo sơ-mi  hằng ngày đi bán hàng ở tiệm Nhật Tân .
Sau đó thì Dalat cũng mở ra  những tiệm đan áo thuê  , nhất là khi  bắt đầu phong trào đan áo bằng máy . Tôi còn nhớ cái máy may đầu tiên trong nhà mình là hiệu Brother , phải nhờ bà Bông ở  Saigon đặt mua giùm cho . Phải đắn đo suy nghĩ lâu lắm má mới chịu mua cho ;  là đó là cả một gia tài chứ có ít đâu . Ngày đầu tiên  mang máy về , mới toanh còn trong hộp được mở ra dưới những con mắt thán phục và tò mò của lũ con nít . Hiệu Brother nổi tiếng của Nhật  , phải đúng là máy đan Brother mới được . Bây giờ thì tôi xài máy in Brother , chứ may đan chắc  đã đi vào dĩ vãng rồi .
Lúc đó còn có anh Doãn  , cả lũ vừa đọc sách chỉ dẫn vừa ráp máy . Người đầu tiên thực tập máy đan nầy lại không phải là tôi mà là Lân . Tôi chưa thấy nó cầm kim đan bao giờ  nhưng nó lại là người thích  đan máy nhất . Thế là cả lũ thực tập , mới đầu còn ngập ngừng sau đó là tiếng kéo máy rẹc  rẹc  suốt cả ngày . Thích thú làm sao là một hàng chỉ cần kéo một tích tắc trong khi đan tay rị mọ cũng phải đến mấy phút  . Rẹc rẹc cả ngày rồi thỉnh thoảng là tiếng la thất thanh của một đứa , kéo làm sao mà cả mảng áo bị rơi tuột ra khỏi máy vì sợi len không ăn vào máy ! Thế là lại phải hì hục mắc từng mũi vào máy trở lại  , rồi lại tiếp tục kéo rẹc rẹc ; tiếng máy đan nghe cũng vui tai , mọi người hồi hộp chờ đợi sản phẩm ra lò sẽ ra sao , rồi pha màu , bớt nách , bớt cổ ; nhưng tôi nhớ Má không hề đụng tới cái máy đan mặc cho lũ con và cháu tha hồ chọc chạch  và sản xuất áo len , còn mặc được hay không lại là chuyện  khác !


Cầm mấy cuộn len trong tay tôi bỗng nảy ra ý định đan áo trở lại . Phải , 30 năm ở xứ này tôi không hề đụng đến cái kim đan .Ở đây xứ lạnh thật , còn lạnh hơn Dalat nhiều vậy mà nhu cầu đan áo không thôi thúc như xưa  kia . Áo lạnh chỉ cần ra các cửa hàng may sẵn trăm kiểu , nghìn kiểu , đủ màu , đủ sắc mỗi năm một mode thay không kịp đến chóng cả mặt . Vậy mà vẫn có người còn đan áo ư ? Có phải vậy mà tiệm Phildar  đã sập từ lâu và bây giờ đan áo trở thành một hobby  kín đáo của một số người ít ỏi  .




Năm ngoái tôi sang Mỹ thấy Quỳnh ngồi đan áo , tôi khá ngạc nhiên . Quỳnh nói tự sản xuất áo cho mình  mặc cũng thích chứ  , hơn nữa buổi tối ngồi xem tivi một mình thì đan áo cho đôi tay hoạt đọng tránh bị thấp khớp đồng thời cũng sáng tạo và sản xuất ra một cái gì . Hoặc ngồi đan áo để cho tâm hồn lắng đọng  , không suy nghĩ , không stress , cũng là một cách để chống  những ưu phiền của cuộc  sống hằng ngày . Quỳnh thì đan , Hương thì thêu  , còn tôi sẽ ráng đan cho xong cái áo Má định đan và còn dang dở .  Không biết có đủ len không nữa đây ; nếu thiếu thì thật khốn khổ vì sau bao nhiêu năm đó làm sao kiếm được  len Phildar và đúng cái màu nâu và  màu đỏ đất  của độ thu về này ?



Có một khoảnh khắc tôi ngồi đan áo , bên tai là  dòng nhạc  thính phòng réo rắt , hãy thử nghe Prelude của  Bach đi nhé :



Và tôi sẽ hoàn tất cái áo len  này  cho sang năm sẽ mặc ra biển đi rải hoa cho Ba và Má ngày lễ các Thánh 1-11 .



TỐ MAI
BRUXELLES  30/10/2018


Friday, October 12, 2018

NẮNG




Chưa bao gi mình li yêu nng đến thế .
Nhng si nng vàng m áp như chy xung, mt mình  , thân mình , cái thân đă bao nhiêu năm ri chy đua theo cuc sng tt bt hng ngày ; chy mãi , chy mãi ri cũng có lúc phi dng li  , ngh ngơi ch  , ngh ngơi cho thân xác được buông th , cho tâm hn được lng đng , không làm gì , không suy nghĩ gì , ch đ bt  cái tia nng đu mùa thu này đang ht vào mình .

Mình t mt x nóng đy mt tri đên đây mt x lnh . Nghĩa là mt tri và nng mình không thiếu gì trước kia .


Trước kia nghĩa là cách đây 30 năm , mt đon đường dài trong  đi sng ca mt con người ! Nghĩa là t 30 năm nay cái x lnh này nng và mt tri rt hiếm hoi . Cho nên lúc nào cũng thy thiêu thiếu mt cái gì  Bi vy mà mi mùa hè li phi ln li đi nhng đâu đâu  đ tìm nng !  Mình còn nh ngày mi đt chân đến đây mùa thu xám xt và lnh se người , mt tri đâu không thy ch  có gió và mưa ; nhưng lúc đó còn tt bt  đánh vt vi cuc sng mi mình cũng chng bun đ ý đến na . Bui sáng đi làm trong xe buýt , tri còn ti thui , bui chiu v cũng vn mt màu đen như thế chng khác gì sáng vi chiu , ngày vi đêm .
Đến mãi tn hôm nay khi đã tri qua 30 năm cái x lnh này ln đu tiên mình mi cm nhn cái hnh phúc được phơi mình dưới nng . C tun nay tri nng m không mưa ,nhit đ thường 10 đ trên mc trung bình  hàng năm mùa này , c như đang gia hè ; nhưng không ,  thu đã thc s đến , hàng cây trước ca nhà đã đ lá sáng rc r dưới ánh nng  . Nhưng tia nng thu không thng đng như mùa hè  mà xiên xiên như th chc ngã hay chc tt lúc nào không biết  , nh nhàng làm sao , mong manh làm sao 
Bước ra ngoài  , nng ch đến mt bên va  hè , phía bên kia hoàn toàn trong bóng mát , mình th bước sang đó , eo ôi lnh ! cái gió thu như mun len li vào người ! không  được , phi là hoàn toàn ngoài nng ! Bước  sang bên này  là c mt tri khác bit , m ơi là m , thiếu điu phi ci b khăn quàng và áo khoác . cái cm giác đi trong nng m mùa thu mi êm làm sao , vn vt như tươi sáng hơn  , mi ưu phiên đu đã chp cánh bay đâu mt hết ri .

Mình th b đến cái công viên gn nhà , chú ý chn va hè bên có nng  , công viên này trong lòng mt thung lũng , gia có mt giòng sui nh  len li  , cây ci  rm rp chung quanh  , lá vn còn xanh um chưa thy mt ro vàng nào  . Công viên đy bóng mát thế này  thì không được ri !  mình nhìn con đường đi do quanh co , ch có vài đôi ch có nng chiếu đến  , thôi cũng đành nhm ch có nng. Mãi  mi tìm được mt ghế đá ngoài nng  và không có người . Phi , cũng khi người cùng ý nghĩ ging mình đi tìm mt chút nng thu đy ch . Ti sao ghế đá c phi dưới bóng cây nh ? Hôm nay mình không cn bóng cây đâu ! Thm c xanh mượt mà ngp trong nng như đang mi gi . Mình ch mun ng lưng xung đây và ngm nhìn lên  bu tri trong  xanh ngt không  đến mt cm mây đu hũ nào .

Thôi không được , đây nhiu bóng mát quá . Mình bước ra ngoài đường đi dc theo công viên bên va hè ngp nng . Đến mt góc đường có mt quán cà phê nh , Café 1030 , vi đôi ba bàn ghế kê ngoài va hè  . Mình chn mt bàn trng  và gi mt tách cà phê đường sa . Ông ch quán còn tr năng n d thương kéo cái bàn  ra thêm ngoài  nng và hi thế này được chưa ? Còn phi nói , nng ngp chung quanh ; ngã tư này có ít xe qua li  , bên kia là nhng vòm  lá xanh ca  các cây c th trong công viên  . Cái mình ưng ý nht là được   gia  tri và nng .Đeo kính mát vào và nga mt lên cho cái m ca nng soi đến tn các l chân lông trên da mt da tay  . Không thiếu vitamine D na nhé . Còn nh mình hay bt  các c già ln tui không còn ra ngoài được na  phi ra ca s ngi phơi nng ít nht 10 phút mi ngày . Có mt bà c còn k  ra ngi phơi nng ri còn  nói chuyên vi cái cây platane bên ca s , cây này có lá xum suê to đùng , mình t nghĩ  không khéo nó che mt c mt tri ca c ri  , ung công phơi nng  !!! Li nghĩ mình đã tng chp mưa , chp tuyết rơi , chp nhng git sương mai , nhưng nng thì làm sao chp ?  Không chp nng được  , nng  không có màu gì c , không có hình thù gì c , nng ch đ cm nhn  đến tn phn sâu lng nht trong tâm hn mà thôi .
Nng mi nhim màu làm sao ! tt c các cơ đu được  thư dãn ti đa , đu óc trng rng , không nghĩ gì c , không bn rn chuyn gì c , hoàn toàn đ tn hưởng cái khonh khc hnh phúc ca  cơn nng đu thu ngày  hôm nay .
Biết đâu ngày mai trời lại mưa !





T MAI

BRUXELLES 12/10/2018
Và nh mùa thu CANADA 2017